Kbang: Chợ nông thôn mới chưa phát huy hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chợ trung tâm ở các xã trên địa bàn huyện Kbang được đầu tư xây dựng khá khang trang theo chương trình nông thôn mới. Nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động, nhiều chợ vẫn chưa phát huy hiệu quả.

Chợ xã Đak Hlơ nằm sát ngay tuyến đường chính và giữa 2 xã Đak Hlơ-Kông Pla, có vị trí rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động, nhiều tiểu thương đã không còn mặn mà gắn bó với chợ nữa. Những ngày đầu, chợ có 36 sạp hàng hóa đăng ký buôn bán ở khu nhà lồng thì nay chỉ còn hơn 10 sạp, chủ yếu buôn bán rau, thịt, cá. Chợ chỉ hoạt động một lúc vào buổi sáng sớm vì ít người mua bán. Bà Nguyễn Thị Quyết-một tiểu thương, cho hay: “Bán được ít lắm, mỗi ngày chỉ được hơn tiếng đồng hồ thôi là chợ tan rồi, không còn người mua nữa. Tôi bán thịt từ khi chợ mới thành lập đến nay nhưng ngày nào cũng phải chở đi bán dạo chứ bán ở chợ không hết”.

 

Khung cảnh đìu hiu của chợ xã Đak Hlơ (huyện Kbang). Ảnh: L.N
Khung cảnh đìu hiu của chợ xã Đak Hlơ (huyện Kbang). Ảnh: L.N

Tương tự, chợ xã Nghĩa An cũng trở nên đìu hiu, ít tiểu thương vào kinh doanh buôn bán. Chợ xây dựng ở vị trí mới và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2014, nằm xa trục đường chính nên người mua kẻ bán thưa thớt. Ở đây, việc thu gom, xử lý rác thải do các tiểu thương làm lấy nên không đảm bảo vệ sinh. Những đống rác thải nằm sát khu nhà lồng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc mỗi khi có gió thổi qua. Bà Nguyễn Thị Xuân-một tiểu thương, cho biết: “Nhà nước quan tâm xây chợ khang trang nhưng từ ngày dời vào đến nay tiểu thương chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn. Trước kia buôn bán ngoài đường có nhiều người qua lại nên lượng mua nhiều, bây giờ vào trong đây buôn bán ế ẩm hơn hẳn. Trong khi đó, phía ngoài vẫn còn nhiều người buôn bán dọc đường chính nên chúng tôi cạnh tranh không lại”.
 

Ông Nguyễn Văn Thủ-Chủ tịch UBND xã Nghĩa An: “Tình trạng buôn bán tự phát tại hộ gia đình dọc trục đường giao thông vẫn còn nhiều. Chúng tôi đã huy động lực lượng Công an xã, tổ tự quản thường xuyên tuyên truyền, vận động nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để. Hiện chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết vào chợ buôn bán”.

Theo các tiểu thương, mặc dù dân cư trên địa bàn tương đối đông nhưng do các mặt hàng tại chợ không phong phú nên dù có bán giá thấp hơn cũng khó thu hút được người mua. Hàng hóa ở đây chủ yếu là nhu yếu phẩm như rau, thịt, cá và một số mặt hàng khô. Hoạt động kinh doanh buôn bán đều do các tiểu thương tự quản nên có nhiều hạn chế; an ninh hay công tác phòng-chống cháy nổ vẫn chưa bảm bảo... Do đó, chính quyền nên sớm củng cố hoạt động và có cơ chế thu hút, khuyến khích tiểu thương mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân tại chỗ.

Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công tồn đọng kéo dài trước ngày 10-4

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công tồn đọng kéo dài trước ngày 10-4

(GLO)- Ngày 31-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Cánh cổng rực rỡ hoa giấy của gia đình chị Nga Toàn 9lô 3.13 khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng (TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy

Rực rỡ những cánh cổng hoa trên phố núi Pleiku

(GLO)- Cổng nhà là hạng mục vô cùng quan trọng đối với người Á Đông. Đó không chỉ là nơi phân chia không gian trong và ngoài mà nó còn là điểm nhấn cho ngôi nhà. Vì vậy, nhiều gia đình đã tô điểm cho những cánh cổng bằng những cây hoa rực rỡ, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn rất riêng cho ngôi nhà của mình.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.