Ia Pa: Đất bỏ hoang vì cát vùi lấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, nhiều hộ nông dân huyện Ia Pa rất lo lắng khi hàng chục ha đất màu mỡ đã bị cát sông vùi lấp.

Cánh đồng buôn Jứ Ma Hoét (xã Ia Broăi) vốn rất màu mỡ khi được phù sa dòng sông Ba bồi đắp. Cánh đồng rộng hàng trăm ha này trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong vùng. Tuy nhiên, vì nằm sát sông Ba, cánh đồng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt thiên tai. Trận mưa lũ vừa qua đã khiến nhiều loại cây trồng nơi đây bị thiệt hại. Đáng lo ngại hơn cả là tình trạng “sa mạc hóa” khi cát vùi lấp lớp đất thịt. Tại nhiều khu vực, cát dày đến gần 20 cm nên không còn khả năng cải tạo, người dân buộc phải bỏ hoang.

 

Những mảnh đất màu mỡ bị bỏ hoang vì cát vùi lấp. Ảnh: L.V.N
Những mảnh đất màu mỡ bị bỏ hoang vì cát vùi lấp. Ảnh: L.V.N

Gia đình chị Nay H’Chú (buôn Jứ Ma Hoét) là một trong những hộ có diện tích đất bị cát bồi lấp phải bỏ hoang. Gia đình 4 miệng ăn trông chờ vào 2 sào đất canh tác tại đây. Sau trận lũ lịch sử năm 2009, toàn bộ diện tích bị cát vùi lấp nhưng gia đình vẫn phải cải tạo dần dần để sản xuất. Thế nhưng, cuối năm 2016, những đợt mưa lũ đổ về từ thượng nguồn mang theo lượng cát khá lớn, đất sản xuất lại bị cát vùi lấp nặng nề hơn. Hướng mắt về phía bãi cát trắng xóa, chị Nay H’Chú tâm sự: “Đất sản xuất giờ phải bỏ hết rồi, cát nhiều lắm. Hàng năm, mình trồng bắp, thuốc lá cũng có tiền mua gạo, mua mắm. Năm nay, cát thế này đành bỏ không thôi”.

Sau trận lũ cuối năm 2016, phần lớn cánh đồng đã bị biến thành sa mạc. Một số hộ dân đã bỏ tiền thuê máy xúc cát với giá hơn 10 triệu đồng/ha. Sau khi tốn tiền thuê máy móc, độ màu mỡ của thửa ruộng không còn như trước. Già Ksor Sim (buôn Jứ Ma Nai, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) buồn bã: “Mình thuê  máy về ủi cát được hơn 1 ha, còn gần 1 ha nữa cát dày quá nên đành bỏ hoang. Mình mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho bà con khôi phục sản xuất”.

Theo thống kê, xã Ia Broăi có 35 ha đất nông nghiệp bị cát bồi lấp không thể sản xuất, kéo theo đó là đời sống của 52 hộ dân ở hai buôn Jứ Ma Uôk và Jứ Ma Hoét bị ảnh hưởng. Ông Tô Văn Hữu-Chủ tịch UBND xã Ia Broăi cho hay: Chính quyền địa phương đang đề nghị cấp trên có biện pháp hỗ trợ để người dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa cho biết: Tình trạng đất nông nghiệp bị cát vùi lấp đã diễn ra từ nhiều năm nay. Để ổn định sản xuất cho người dân, UBND huyện Ia Pa đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND xã Ia Broăi triển khai rà soát để có phương án trình UBND huyện phê duyệt, khắc phục tình trạng trên.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.