Ia Dêr: Nhức nhối nạn tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Lâu nay, nạn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tồn tại dai dẳng. Tại xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, Gia Lai), tình trạng tảo hôn cũng đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng này.
 Theo thống kê, năm 2016, toàn tỉnh có 826 cặp tảo hôn. Năm 2017, con số này đã lên đến 1.339 cặp và vẫn tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2018.
Tuyên truyền đẩy lùi nạn tảo hôn và phòng-chống xâm hại trẻ em ở làng Klãh (xã Ia Dêr). Ảnh: Thoại Nhân

Theo thống kê, năm 2016, toàn tỉnh có 826 cặp tảo hôn. Năm 2017, con số này đã lên đến 1.339 cặp và vẫn tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2018.
Tháng 1-2017, khi đang là học sinh lớp 10, em Ksor H'Yũi (SN 2001, ở làng Klẵh 2, xã Ia Dêr) bỏ học để lấy chồng trước sự ngỡ ngàng của cả gia đình. Hiện nay, con đầu lòng của vợ chồng H'Yũi đã hơn 1 tuổi. Tiếp xúc với chúng tôi, H'Yũi ngại ngùng và thoáng buồn khi nhắc đến chuyện tảo hôn. “Em tiếc thời học sinh lắm, hồi đó vô tư, không phải suy nghĩ nhiều. Giờ vợ chồng em làm cà phê, cuộc sống vất vả, lo toan. Do em chưa đủ tuổi kết hôn nên con chưa được làm giấy khai sinh. Trong lớp, em có 3 bạn gái người dân tộc thiểu số thì 1 bạn cũng đi lấy chồng rồi, 2 bạn còn lại đang tiếp tục học. Nếu gặp lại, em sẽ khuyên các bạn cố gắng học tiếp, đừng lấy chồng sớm như em”-H'Yũi bộc bạch.
Mẹ H'Yũi-bà Ksor H'Nhí tỏ ra tiếc nuối cho cô con gái xinh đẹp: “Ngày trước, mình lấy chồng sớm đã khổ rồi, thấy con H'Yũi học khá, mình rất hy vọng vào nó. Bỗng dưng nó đòi lấy chồng, mình cũng không biết làm cách nào. Giờ con trai mình đang học lớp 9, mình sẽ nhắc nhở nó đừng lấy vợ sớm, phải học tập để lo cho tương lai”.
Nhiều năm làm cán bộ phụ trách xã, Thiếu tá Nguyễn Tuấn Lan (Công an huyện Ia Grai) đã chứng kiến những câu chuyện dở khóc, dở cười của các cặp vợ chồng “trẻ con”. Anh kể: “Có cặp hôm trước cưới, hôm sau đã cãi vã rồi đường ai nấy đi. Đầu năm 2018, ở làng Blang 3 có một em mới 15 tuổi, đang học lớp 8 thì bỏ học rồi nằng nặc đòi bố mẹ phải cho cưới… bạn gái cùng lớp. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, “ông chồng” này thường xuyên vắng nhà, theo bạn bè tụ tập chơi bời như… chưa từng có vợ. Tình trạng này không hiếm gặp bởi các em kết hôn khi tuổi còn quá trẻ, sau khi nghỉ học thường sử dụng thời gian rảnh rỗi “nướng” vào game online, thậm chí dính vào ma túy và sa vào các hành vi phạm pháp như: trộm cắp, cướp giật...”.
Được biết, tại xã Ia Dêr, tình trạng tảo hôn xảy ra ở cả 12 làng, trong đó, năm 2017 là 13 trường hợp và 8 tháng năm 2018 là 23 trường hợp. Nguyên nhân một phần là do một bộ phận người dân tộc thiểu số không biết việc tổ chức cho con kết hôn sớm là vi phạm pháp luật hoặc biết nhưng cố ý làm trái quy định. Ông Puih Puch (làng Jut 2) cho biết: “Trong làng chúng tôi vừa rồi có 2 cặp chưa đủ tuổi nhưng vẫn tổ chức cưới. Bản thân tôi cũng đã tuyên truyền nhiều lần là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, nếu không đúng tuổi thì pháp luật không cho phép. Nhiều người nhận thức được nhưng cũng có gia đình không nghe vì đã thống nhất gả con cho nhau từ trước”.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến tảo hôn là do cha mẹ của trẻ vị thành niên ít quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của các em khi bước vào tuổi dậy thì. Bà Rơ Com H'Lê-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Dêr-thông tin: “Gần đây, các cặp tảo hôn trên địa bàn xã chủ yếu là số thanh-thiếu niên lười học, yêu đương sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn rồi thúc ép cha mẹ tổ chức cưới. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Dêr và Công an huyện đang phối hợp tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình, hậu quả của tảo hôn đối với sức khỏe sinh sản bà mẹ, trẻ em, chất lượng dân số, tình hình an ninh, trật tự… Đồng thời phổ biến các chế tài xử phạt hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn…, đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh với nạn xâm hại trẻ em trên địa bàn toàn xã, tập trung vào đối tượng là trẻ vị thành niên và các gia đình có con em đang ở độ tuổi này”.
Đồng quan điểm trên, Thượng tá Ngô Đức Thành-Phó Trưởng Công an huyện Ia Grai-cho biết: “Nhìn từ góc độ của lực lượng Công an thì việc quan hệ tình dục sớm của thanh-thiếu niên sẽ dẫn đến nạn tảo hôn. Một số trường hợp chính là hành vi hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em. Do đó, tuyên truyền đẩy lùi nạn tảo hôn cần gắn với phòng-chống xâm hại trẻ em để mỗi người, mỗi gia đình tự ý thức trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ con em mình”.
Thoại Nhân

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.

Yêu thương người già

Yêu thương người già

(GLO)- Vạn vật đều thay đổi theo thời gian. Người ta sinh ra, lớn lên rồi già đi là quy luật tất yếu. Nhưng tuổi già cùng với sự suy giảm về sức khỏe không khỏi khiến người ta lo lắng.