Ia Ake: Phấn đấu về đích nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau gần 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Ia Ake (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã đạt được 14/19 tiêu chí. Để đạt chuẩn xã NTM vào cuối năm 2018 theo đúng kế hoạch, Đảng ủy, UBND xã đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Nông thôn khởi sắc
Đến thăm thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake) những ngày này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi hệ thống đường giao thông nông thôn nơi đây được bê tông hóa cao ráo, sạch đẹp. Đặc biệt, 2 bên các tuyến đường đều được tô điểm bởi những nhánh hoa mười giờ, hoa sam do người dân trồng. Bà Phạm Thị Tỉnh-người dân thôn Tân Điệp 1-chia sẻ: “Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng NTM chính là để người dân thụ hưởng nên chúng tôi đều tích cực hưởng ứng. Ngoài đóng tiền mua đất xây hội trường, làm đường giao thông, chúng tôi còn hưởng ứng di dời hàng rào để mở rộng đường giao thông nông thôn và trồng hoa 2 bên đường giúp bộ mặt của thôn trở nên tươi mới và sạch sẽ hơn...”.
Người dân trồng hoa hai bên đường giúp cảnh quan nông thôn tươi đẹp hơn. Ảnh: Hồng Thương
Người dân trồng hoa hai bên đường giúp cảnh quan nông thôn tươi đẹp hơn. Ảnh: Hồng Thương
Xác định quá trình xây dựng NTM sẽ gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số của xã chiếm đến 65%, đời sống của người dân còn khó khăn, thời gian qua, xã Ia Ake đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích xây dựng NTM đến người dân. Ông Bùi Văn Khiêm-Chủ tịch UBND xã Ia Ake-cho biết, xã bắt tay xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp nhưng nhờ tranh thủ được mọi nguồn lực và huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp và nhân dân chung tay đóng góp nên đến nay xã đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, qua gần 7 năm triển khai, xã đã huy động được trên 140 tỷ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, các tổ chức đoàn thể của xã đã phối hợp với các ngân hàng khai thác các nguồn vốn vay giúp cho hàng ngàn lượt hộ vay đầu tư sản xuất với số tiền được giải ngân trên 38,4 tỷ đồng. Ngoài ra, xã cũng đã huy động người dân hiến gần 3.000 m2 đất, đóng góp được trên 46,7 tỷ đồng xây dựng hạ tầng.
Nhờ đó, đến nay, bộ mặt nông thôn trong xã đã khởi sắc với 100% đường giao thông trục xã đã được nhựa hóa; 4,636 km đường trục thôn đạt chuẩn (trong đó có 3,835 km được bê tông). Bên cạnh đó, xã cũng đã củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai để kịp thời cung cấp vật tư nông nghiệp, dịch vụ thủy lợi, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Ngoài ra, hệ thống internet cũng đã phủ khắp các thôn, làng của xã...
Nỗ lực đạt chuẩn
1Các tuyến đường trục thôn được bê tông hóa đã thay đổi diện mạo nông thôn xã IA Ake. Ảnh: Hồng Thương
Các tuyến đường trục thôn được bê tông hóa đã thay đổi diện mạo nông thôn xã Ia Ake. Ảnh: Hồng Thương
Theo ông Bùi Văn Khiêm, 5 tiêu chí xã chưa đạt gồm: thu nhập bình quân đầu người, nhà ở dân cư, hộ nghèo, cơ sở văn hóa và cơ sở vật chất trường học. Trong đó, việc thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất trường học gặp nhiều khó khăn nhất do xã có 4 trường học nhưng đến nay có đến 3 trường cần phải đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí lớn. Bên cạnh đó, phần lớn người dân trong xã là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng ngắn ngày như lúa nước, đậu, mía, mì… nên thu nhập bình quân đầu người khá thấp.
Cũng theo ông Khiêm, để đạt các tiêu chí này, xã đang phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các trường rà soát lại cơ sở vật chất phòng học và trang-thiết bị dạy học để đề xuất nguồn kinh phí đầu tư xây dựng theo quy định. Đối với tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, xã sẽ rà soát, đánh giá nguyên nhân và phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể của xã xây dựng kế hoạch phụ trách giảm nghèo cho từng hộ trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp các ngân hàng hỗ trợ vay vốn; đào tạo nghề và vận động người dân tham gia các công trình trên địa bàn, đồng thời tham gia cánh đồng mẫu lớn để nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.
 “Thời gian tới, xã sẽ tập trung mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển các dịch vụ trên địa bàn; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia cánh đồng lúa lớn một giống; áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất; củng cố Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai... để thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững nhằm nâng cao thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm đạt 35 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, để giúp xã về đích NTM trong năm 2018, xã cũng mong tỉnh và các sở, ngành quan tâm hỗ trợ mọi nguồn lực”-Chủ tịch UBND xã cho biết.
 Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.