Huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân thôn Tươh Klah (xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) không vì thế mà trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước mà đã tự nguyện đóng góp công sức, vật chất để làm đường giao thông nông thôn, mang lại diện mạo mới cho quê hương.
 Người dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Trần Trung Kỳ
Người dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Trần Trung Kỳ
Dẫn P.V đi thăm những tuyến đường mới được bê tông hóa sạch đẹp, ông Ksor Dăm An-Trưởng thôn Tươh Klah cho biết: “Việc làm đường giao thông nông thôn là một trong những hoạt động có ý nghĩa, quan trọng của thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân có được con đường kiên cố thuận tiện trong việc đi lại, nâng cao đời sống của người dân; do đó thôn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp công sức, vật chất để làm đường giao thông nông thôn”.
Nhận thức được mục đích và ý nghĩa của việc này, người dân trong thôn đã rất tích cực trong việc giải phóng mặt bằng, đóng góp vật chất, công sức để làm đường; điều đáng nói dù khó khăn nhưng người dân rất tích cực tham gia đóng tiền; do nhiều hộ còn khó khăn nên thôn đã huy động đóng góp theo 2 đợt và được người dân nhiệt tình ủng hộ vàđóng theo các mức, hộ khá là 3-4 triệu đồng, hộ trung bình là 2 triệu đồng, hộ nghèo là 500 ngàn đồng; từ đầu năm 2017 đến nay thôn đã vận động đóng góp được 350 triệu đồng và gần 600 ngày công, ngoài ra, trong thôn còn gần chục hộ dân tự nguyện hiến trên 150 m2 đất, tháo dỡ bờ rào, giải phóng mặt bằng; nhờ đó, quá trình xây dựng đường diễn ra thuận lợi và đến đầu năm 2018, đã hoàn thành hơn 800 m đường giao thông nông thôn với chiều rộng mặt đường là 3 m chiều dày khoảng 15 cm với tổng kinh phí mua vật liệu là 340 triệu đồng; dự đinh trong năm 2018 thôn tiếp tục đầu tư làm mới thêm 300-400 m đường giao thông nông thôn nữa. Để đạt được những kết quả ấn tượng kể trên là kết quả của sự nỗ lưc rất lớn của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong thôn bởi vì trong thôn còn có nhiều hộ gia đình có đời sống khó khăn; thời gian đầu, công tác vận động gặp không ít khó khăn vì bà con chưa đồng thuận bởi làm đường sẽ ảnh hưởng đến diện tích cây trồng, vật chất của người dân nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên người dân đã hiểu rõ lợi ích từ việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn và có sự nhất trí cao. 
Gia đình anh H’Lơi-một trong những hộ dân đi đầu trong việc tự nguyện hiến đất và nhiều ngày công để làm đường chia sẻ: “Gia đình tôi tự nguyện tháo dỡ gần 15 m bờ rào, tôi thấy buồn vì gia đình không có nhiều đất nhưng đổi lại cả thôn có được con đường bê tông rộng rãi, sạch sẽ nên cả thôn ai cũng vui và ủng hộ việc làm của gia đình tôi”.
Còn chị Đinh Ner phấn khởi cho biết: “Trước đây đoạn đường này là đường đất, mưa thì lầy lội đi lại rất khó khăn, nắng thì bụi bẩn ảnh hưởng không nhỏ đời sống, đến việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân, nay có đường bê tông kiên cố, đẹp đẽ mọi người vui lắm, chắc chắn năm nay bà con nhân dân trong thôn sẽ đón cái Tết vui hơn.
Thôn Tươh Klah có 208 hộ với 960 nhân khẩu trong đó có 201 hộ theo đạo Tin lành, gần 97% người dân là đồng bào dân tộc Bahnar. Năm 2017, thôn Tươh Klah đón nhận danh hiệu thôn văn hóa; 28/206 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; người dân trong thôn luôn chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bên cạnh đó, các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội cũng từng bước được xóa bỏ; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; người dân biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Thôn Tươh Klah đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tạo động lực giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trần Trung Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null