Học sinh sáng chế thiết bị chăm sóc heo con

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sản phẩm có chức năng duy trì nhiệt độ sưởi ổn định trong chuồng úm bằng bóng đèn hồng ngoại để heo con sinh trưởng tốt và giúp người nuôi giảm công theo dõi.
Sản phẩm của 2 học sinh Nguyễn Ái Vy và Mai Thị Hồng Gấm, cùng học lớp 9 Trường THCS Võ Thị Sáu, H.Châu Thành A, Hậu Giang, sáng chế có chức năng duy trì nhiệt độ sưởi ổn định trong chuồng úm bằng bóng đèn hồng ngoại để heo con sinh trưởng tốt và giúp người nuôi giảm công theo dõi.
Vy chia sẻ, qua tìm hiểu thông tin trên sách báo khoa học, hai em biết được heo mới sinh cần duy trì nhiệt độ chuồng úm trong ngày đầu tiên là 350C. Lưu ý quan trọng là trong 5 ngày liền kề sau đó, thông số này cần giảm dần 0,50C/ngày trong mùa đông và 10C/ngày trong mùa hè. Qua khoảng thời gian này, trong vòng 4 tuần, nhiệt độ tối ưu nhất trong chuồng úm cần được giữ ổn định ở mức 300C.
 
Thiết bị úm heo con theo thời gian của 2 học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu (H.Châu Thành A, Hậu Giang). Ảnh: Thanh Duy
Thiết bị úm heo con theo thời gian của 2 học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu (H.Châu Thành A, Hậu Giang). Ảnh: Thanh Duy
Trước khi thực hiện ý tưởng, nhóm đã khảo sát và nhận thấy thực tế có rất nhiều người nuôi heo gặp khó trong việc giữ nhiệt độ chuồng úm theo khuyến cáo trên. Nhiều hộ bày tỏ niềm mong mỏi có một thiết bị cài đặt nhiệt độ chính xác, có khả năng tự hoạt động để đảm bảo chất lượng trong quá trình nuôi heo con.
Theo nhóm trình bày, heo con mới sinh rất nhạy cảm với môi trường và thời tiết bên ngoài, điều kiện nhiệt độ chuồng úm không phù hợp sẽ dẫn đến những hao hụt đáng tiếc. Cụ thể, nếu nhiệt độ cao, đàn sẽ có biểu hiện bỏ chuồng úm, la hét tìm mẹ. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp, đàn sẽ tụm lại, nguy cơ nằm đè lên nhau, khả năng bị nhiễm lạnh và tiêu chảy là rất phổ biến.
Mô hình có cấu tạo gồm 8 bộ phận và nhóm cần nhiều tháng để lắp ráp thành mẫu hoàn chỉnh, tìm ra nguyên lý sản phẩm hoạt động hiệu quả nhất. Qua việc bo mạch điện và lập trình thành công, nhóm thiết kế hộp điều khiển trung tâm gồm 7 nút lệnh: nút 1 không thay đổi nhiệt độ, nút 2 giảm 10C theo thời gian (cài đặt tùy ý với tiêu chí ngày, giờ, tuần), nút 3 giảm 0,50C, nút 4 tăng 10C, nút 5 giảm 10C, nút 6 bật - tắt đèn, nút 7 bật - tắt quạt làm mát.
Về tính ứng dụng của sáng chế, nhóm mô tả: Khi đặt thiết bị trong chuồng úm heo con, bộ phận cảm biến nhiệt độ sẽ thông báo chỉ số trên màn hình LCD. Nếu nhiệt độ thực nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt, đèn hồng ngoại sẽ bật để sưởi ấm heo con. Ngược lại, nếu nhiệt độ thực lớn hơn nhiệt độ cài đặt thì đèn hồng ngoại tắt, quạt sẽ mở để hạ nhiệt độ làm mát chuồng úm. Diện tích tỏa nhiệt trong chuồng úm heo phụ vào việc sử dụng bóng đèn hồng ngoại có công suất lớn hoặc nhỏ (có thể tháo lắp để thay đổi - PV).
Thiết bị sẽ hoạt động khi được cung cấp nguồn điện 12V. Trong khi đó, năng lượng giúp bóng đèn hồng ngoại, quạt, đèn chiếu sáng hoạt động là dòng điện xoay chiều 220V. Sản phẩm thiết kế tương đối nhỏ gọn, lắp ráp trên khung sắt có đặt 4 bánh xe dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí trong chuồng úm. Chi phí thực hiện thiết bị dưới 400.000 đồng. Mục tiêu sắp tới của nhóm là tìm cách lắp hệ thống làm giảm nhiệt độ bằng quạt phun sương để sản phẩm được hoàn thiện về mặt tính năng hơn.
Theo Thanh Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.