Hoang sơ thác Lệ Kim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là một trong những dòng thác đẹp của huyện Ia Grai, thác Lệ Kim còn giữ được nét hoang sơ, mang đến cho du khách nhiều hứng thú khi đặt chân tham quan.

Thác Lệ Kim cách TP. Pleiku gần 40 km, nằm trên địa bàn xã Ia Tô (huyện Ia Grai). Bắt nguồn từ suối Ia Pếch, dòng nước đục đỏ màu đất bazan chảy về địa phận xã Ia Tô, gặp đoạn địa hình đứt gãy, nước cứ đua nhau mà đổ xuống một hồ nước rồi tiếp tục chảy về phía hạ du-ấy là thác Lệ Kim. Bây giờ, người dân các làng quanh thác chẳng còn biết ai đã đặt cho dòng thác một cái tên diễm lệ như tên gọi của một thiếu nữ.

 

Thác Lệ Kim.                                                                                                  Ảnh: N.T
Thác Lệ Kim. Ảnh: N.T

Huyện Ia Grai có nhiều dòng thác đẹp và hoang sơ như: Lệ Kim (xã Ia Tô), Chín Tầng (xã Ia Sao), Ba Tầng (xã Ia Khai)… nhưng đẹp nhất vẫn là thác Lệ Kim. Đứng tại nơi nước bắt đầu đổ xuống, phóng tầm mắt sẽ nhìn thấy một vùng rộng lớn với nhiều cây cối xanh tươi. Hai bên là vách đá sừng sững. Do ít chịu sự can thiệp của con người nên thác Lệ Kim còn hoang sơ. Để tìm được đường xuống chân thác, chúng tôi phải men theo một lối mòn nhỏ trơn trượt bên vách đá. Đang là mùa mưa nên đường đã khó càng khó đi hơn. Tuy nhiên, khi vượt qua những khó khăn ban đầu ấy sẽ mang đến một niềm thích thú khi nhìn thấy toàn cảnh ngọn thác này.

Từ độ cao khoảng 30 mét, dòng nước đổ qua vách đá sừng sững rơi xuống dưới. Nước tung bọt trắng xóa tạo một vùng mờ ảo như sương. Dưới chân thác có một vòm đá cao hơn 20 mét, dài khoảng 30 mét và rộng hơn 10 mét, nước thấm qua đất đá kết thành hạt nhỏ xuống nền đất phía dưới vòm đá. Có thể đứng trong mái vòm giữa thác để giơ tay hứng lấy những dòng nước đổ ào ạt từ trên cao xuống. Xung quanh thác còn nhiều cây to, trong đó có một cây sung tỏa bóng che mát khu vực dưới chân thác. Dưới gốc cây sung già là những hòn đá vuông vức xếp chồng lên nhau. Ngồi trên những hòn đá dưới bóng cây sẽ nghe được âm thanh kỳ thú như một bản nhạc núi rừng từ tiếng gió thổi vọng vào vách đá hòa cùng tiếng reo của thác nước.

Già Ksor Soát-người sống ở gần ngã ba Cây Cầy (xã Ia Tô) kể rằng: Trước đây, thác Lệ Kim là nơi hò hẹn và điểm vui chơi của thanh niên các làng Jrai quanh đây. Đặc biệt là vào mùa nắng, người dân thường tập trung đông ở đây để tận hưởng không khí mát mẻ. “Bây giờ, người dân các làng ít ra đây rồi, chủ yếu là những người đánh bắt cá và người dân nơi khác đến. Thường đến dịp Tết, mọi người đến tham quan đông lắm, có nhiều người còn mang theo cả thức ăn và đồ uống”-già Soát nói.

Là một dòng thác đẹp và còn giữ được nét hoang sơ nên thác Lệ Kim đang được nhiều du khách thập phương ghé thăm. Nơi đây cũng là địa điểm để các cặp đôi lựa chọn ghi lại khoảnh khắc của tình yêu.

Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.