Hỗ trợ dân nghèo, sao gần mà xa...!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đợt giãn cách xã hội hồi tháng 5, bà Năm bánh mì giúp chúng tôi đưa những phần gạo đến tặng những người bán hàng rong, làm thuê, ve chai quanh xóm cầu Sáng (phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM) nơi bà ở trọ.

Chỉ giúp thôi chứ bà không lấy quà phần mình vì "chỉ có một mình, ăn uống không bao nhiêu, lại có mấy đứa con làm công nhân giúp đỡ".

Tháng 8 này, gọi điện hỏi thăm, tiếng thở dài của bà như sâu hơn: "Buôn bán ế ẩm lắm, ai cũng vậy. Mấy khu văn phòng hình như ít người đi làm hơn, chi tiêu cũng chặt chẽ hơn trước. Mấy đứa con làm công nhân cũng bị giãn việc, bữa đi làm, bữa nghỉ…".

Hỏi về gói hỗ trợ của Nhà nước, bà thở dài: "Tôi cũng tiếp với khu xóm đi ghi thông tin đầy đủ lắm, nhưng chỉ người tạm trú dài hạn mới được thôi. Các con tôi không được hỗ trợ vì công ty không làm được thủ tục gì đó… Giấy tờ phức tạp lắm".

Hỏi thăm mấy chị làm nghề thu mua ve chai ở xóm Hoa Sữa (Bình Hưng, Bình Chánh), tiếng cười vốn rất giòn của chị Phương nay cũng héo đi: "Hàng quán dạo không đông khách như trước nên ve chai cũng không cân được bao nhiêu, lại mưa gió.

Còn chuyện xin hỗ trợ thì không ai nghĩ đến. Hôm trước xã có tổ chức ATM gạo nhưng ai đến nhận đều phải có giấy hẹn của ủy ban xã cấp, chúng tôi không được phát vì chỉ là dân tạm cư. Con cái lại sắp vào năm học mới…".

Tác động suy giảm kinh tế của dịch covid-19 đang ngày càng sâu, càng rộng. Ở những khu du lịch nghỉ dưỡng thênh thang vắng lặng. Khu dân cư kề bên nhà nhà đóng cửa. Đằng sau sự yên ắng đó là tâm trạng "mọi người đang nghèo đi".

Vâng, nghèo đi là cách nói, đúng hơn là không còn thu nhập. Mà những người trong cảnh nêu trên đều trong cảnh "tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ".

Khó quá, không ít người trông chờ vào những bàn tay hỗ trợ của nhà hảo tâm, đặc biệt là từ Nhà nước. Ai cũng biết đến gói 62.000 tỉ cứu doanh nghiệp, người khó khăn.

Nhưng con số giải ngân không như kỳ vọng. Có gần 350 tỉ đồng đến được tay 355.000 người lao động nghèo. "Muối bỏ biển" nếu nói về số người, và cũng là "muối bỏ biển" nếu nói về số tiền.

Đã hơn bốn tháng kể từ khi gói hỗ trợ mang đầy tính nhân văn, nhân đạo này được triển khai.

Những người lao động nghèo đang rơi vào cảnh "tay quai miệng trễ" lại bất lực với những điều kiện để được nhận hỗ trợ: điền đơn xin hỗ trợ tại chính quyền nơi tạm trú, mưu sinh, lại phải xin xác nhận từ chính quyền quê quán về việc không hưởng hỗ trợ tại đó, rồi lại chứng minh thu nhập dưới chuẩn quy định.

 "Thôi, chúng tôi đành không nhận. Đi xin giấy ở quê tận Vĩnh Phúc thì chịu thôi. Tôi tranh thủ đi làm, kẻo ngày mai…", chị Phương lắc đầu rồi lên xe đạp, tiếp tục một ngày rong ruổi.

Những người thật sự nghèo, thật sự cần hỗ trợ đã lắc đầu nhẹ nhàng như thế! Vì sao một chính sách lớn, đúng đắn, sát thực tế và nhân văn như thế, lẽ ra phải nhanh như những ATM gạo mà người dân đã tự làm từ ngày đầu mùa dịch, sao lại trở thành xa vời vợi như vậy?

Theo PHẠM VŨ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.