Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Hòa Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, xã Hòa Phú (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã có những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế được đưa vào trồng trọt, chăn nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 
Ông Nguyễn Thành Long-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú-cho biết: Những năm qua, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã về phát triển kinh tế-xã hội, xã xây dựng các kế hoạch, đẩy mạnh thực hiện cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Từ đó đã mang lại hiệu quả rõ nét, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.
Toàn xã gieo trồng hơn 1.430 ha, trong đó: 178 ha lúa, cây có củ 270 ha, cây thực phẩm 112 ha… Diện tích chuyển đổi cây cà phê xen cây ăn quả là 55 ha, cho năng suất bình quân 680 tạ/ha. Ngoài ra, bà con chuyển đổi diện tích đất thiếu nước sang trồng vùng trồng bí, bầu, rau củ các loại với tổng diện tích hơn 50 ha. Nhiều hộ đã nỗ lực vươn lên làm giàu, xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến, thu nhập 250-300 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,68%. Hiện xã Hòa Phú đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
5.Bà con làng Hreng (xã Hòa Phú) chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu cho hiệu quả kinh tế cao.
Bà con làng Hreng (xã Hòa Phú) chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu cho hiệu quả kinh tế cao.
 
Chị Nguyễn Thị Nhơn (làng Bới) chia sẻ: Năm 2018, vườn cà phê già cỗi, chị chuyển sang trồng cây mít Thái. Trung bình mỗi tháng, chị thu được 1 tấn mít, giá bán tại vườn 8.000-10.000 đồng/kg, đem lại nguồn từ 8-10 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 1,5 ha cà phê và chăn nuôi thêm 3 con bò và 20 con heo thịt.
Chị Nguyễn Thị Nhơn (làng Bới) chia sẻ: Năm 2018, vườn cà phê già cỗi, chị chuyển sang trồng cây mít Thái. Trung bình mỗi tháng, chị thu được 1 tấn mít, giá bán tại vườn 8.000-10.000 đồng/kg, đem lại nguồn từ 8-10 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn trồng 1,5 ha cà phê và chăn nuôi thêm 3 con bò và 20 con heo thịt.
 
4.Anh Vũ Đình Tích (làng Bới) có 1,5 ha đất trồng cà phê xen 200 cây sầu riêng giống Ri 6. Năm 2020, gia đình anh thu khoảng 7 tấn sầu riêng, thu về khoảng 350 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, lãi trên 200 triệu đồng.
Anh Vũ Đình Tích (làng Bới) có 1,5 ha đất trồng cà phê xen 200 cây sầu riêng giống Ri 6. Năm 2020, gia đình anh thu khoảng 7 tấn sầu riêng, thu về khoảng 350 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, lãi trên 200 triệu đồng.
 
7.Năm 2020, Hội Nông dân tỉnh triển khai xây dựng chuồng bò hợp vệ sinh cho 26 hộ ở làng Hreng với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng.
Năm 2020, Hội Nông dân tỉnh triển khai xây dựng chuồng bò hợp vệ sinh cho 26 hộ ở làng Hreng với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng.
 
10. Người dân xã Hòa Phú trao đổi kinh nghiệm trong việc thay đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình.
Người dân xã Hòa Phú trao đổi kinh nghiệm trong việc thay đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.