Hiệu quả khả quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mô hình trồng cây che phủ kuzdu cho cao su tiểu điền trong giai đoạn kiến thiết cơ bản được triển khai năm 2012 đến nay mang lại kết quả khả quan. Mô hình chuyển giao công nghệ này thuộc tiểu hợp phần A1 của dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh do Công ty Tư vấn Dịch vụ kỹ thuật Phát triển nông nghiệp Đà Lạt tư vấn xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân tại 2 huyện Đức Cơ và Chư Prông.

Mục tiêu của tiểu hợp phần này là nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ nông nghiệp chiều sâu để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân thông qua việc cung cấp các sản phẩm công nghệ sản xuất mới, củng cố lại các tổ, nhóm sản xuất của nông dân và liên kết với các doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Theo khảo sát, hiện nay đa phần bà con nông dân trồng cao su tiểu điền giai đoạn kiến thiết cơ bản thường áp dụng biện pháp xen canh một số loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày trên đất trồng cao su với mục đích tận dụng diện tích đất trống để tăng thêm thu nhập, góp phần quản lý cỏ dại và cải tạo đất. Cách canh tác này mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt cho người dân nên được nông dân áp dụng nhiều.

Nhưng nhược điểm của các loại cây trồng này là chỉ trồng vào mùa mưa nên không giữ ẩm cho đất trên vườn cao su vào mùa nắng và lấy đi nguồn dinh dưỡng từ đất làm cho đất trồng cao su ngày càng bạc màu và khả năng chống xói mòn vào mùa mưa rất thấp.

Địa hình đất đai tại Gia Lai đa phần là cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, xói mòn và rửa trôi hàm lượng dinh dưỡng ở đất dốc là khá lớn, nhất là đối với đất trồng chưa được che phủ bởi thảm thực vật. Mặt khác, việc quản lý phòng trừ cỏ dại trên vườn cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng gặp nhiều khó khăn, chi phí công làm cỏ, phun thuốc hàng năm rất tốn kém.

Do đó việc trồng cây họ đậu làm thảm phủ trên vườn cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản không những hạn chế sự xói mòn dinh dưỡng của đất trồng mà còn hạn chế sự phát triển của cỏ dại, đồng thời cung cấp một lượng phân xanh trả lại cho đất trồng. Cây họ đậu có khả năng tạo sinh khối lớn, nhất là cây kuzdu với hàm lượng dinh dưỡng có trong lá cao nên khả năng giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu cải tạo đất tốt, cố định nitơ trong đất cao. Xuất phát từ thực tế đó, việc đưa cây họ đậu trồng làm thảm phủ cho vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản là nhu cầu cần thiết.

Với những ưu điểm đó nên nhiều gia đình trồng cao su tiểu điền đã chọn cây họ đậu để che phủ cho vườn cây thời gian gần đây. Anh Nguyễn Văn Đẩu, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông cho biết: Thông qua các lớp tập huấn và tham gia mô hình trình diễn trồng cây họ đậu cho cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là cần thiết và bổ ích đối với nông dân chúng tôi. Cây họ đậu kuzdu thích nghi tốt với khí hậu tại địa phương.

Qua thực tế, trồng cây họ đậu này sẽ chống xói mòn đất, cải tạo bảo vệ và giữ độ ẩm cho đất trên vườn cao su tiểu điền so với những năm trước khi chưa áp dụng quy trình. Còn gia đình anh Kpuih Hoa, xã Ia Lang, huyện Đức Cơ cho rằng: Cây họ đậu kuzdu phát triển mạnh che phủ toàn bộ diện tích vườn cao su đã lấn át gần như toàn bộ cỏ dại đã giảm nhiều kinh phí đầu tư, thuê nhân công làm cỏ hoặc mua thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt đã hạn chế rất nhiều tình hình sâu bệnh hại trên cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vì trên cỏ dại là nơi cư trú của một số sâu bệnh hại.

Đối với cây cao su tiểu điền giai đoạn kiến thiết cơ bản là rất quan trọng. Năng lực sinh trưởng của cao su trong thời gian này sẽ quyết định năng suất mủ nên cần được chăm sóc đúng cách. Ý kiến của các chuyên gia cũng như phần đông nông dân tham gia mô hình trồng cây họ đậu cho rằng, việc trồng cây họ đậu làm thảm phủ trên vườn cao su tiểu điền trong giai đoạn kiến thiết cơ bản không những hạn chế xói mòn dinh dưỡng của đất trồng vào mùa mưa mà còn hạn chế sự phát triển của cỏ dại ảnh hưởng đến cao su phát triển.

Trồng cây họ đậu làm thảm phủ còn cung cấp một lượng lớn phân xanh trả lại cho đất trồng. Cây họ đậu có khả năng tạo sinh khối lớn, đặc biệt là cây kuzdu với hàm lượng dinh dưỡng có trong thân, lá cao nên khả năng giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu cải tạo đất tốt, tăng lượng đạm tự nhiên giảm chi phí đầu tư chăm sóc cho nông dân. Việc chuyển giao mô hình này là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững và giải pháp thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay trên địa bàn Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm