Hiệu quả bất ngờ của nhóm thuốc tiểu đường type 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc sử dụng glitazones hay còn được gọi là thiazolidinediones hoặc TZDs, một loại thuốc tiểu đường type 2, giúp giảm 22% nguy cơ sa sút trí tuệ.
Theo một nghiên cứu dài hạn được công bố trên tạp chí Nghiên cứu và Chăm sóc Tiểu đường Mở rộng BMJ, nhóm thuốc TZD có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Để làm sáng tỏ hơn về điều này, các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ sa sút trí tuệ ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 đang được điều trị bằng sulfonylurea hoặc thiazolidinedione (TZD) với những người được điều trị bằng metformin.
Nghiên cứu được dựa trên hồ sơ sức khỏe điện tử của 559.106 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 từ Hệ thống Y tế Các vấn đề Cựu chiến binh Quốc gia, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2000 đến tháng 12-2019.
Các nhà khoa học chỉ nghiên cứu những bệnh nhân trên 60 tuổi và được kê toa đầu tiên gồm metformin hoặc sulfonylurea (tolbutamide, glimepiride, glipizide hoặc glyburide) hoặc TZD (rosiglitazone hoặc pioglitazone) từ tháng 1-2001 đến tháng 12-2017.
Sau khi theo dõi trong gần 8 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc TZD trong ít nhất 1 năm giảm 22% nguy cơ sa sút trí tuệ so với bệnh nhân được điều trị bằng metformin.
Cụ thể, nhóm người sử dụng thuốc TZD giảm 11% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và giảm 57% nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu có liên quan đến bệnh Alzheimer. Trong khi đó, những bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc sulfonylurea lại có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 12%.
Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất bổ sung sulfonylurea kết hợp với metformin hoặc TZD có thể hạn chế một phần sự phát triển của những căn bệnh này.
 
Nhóm thuốc TZD có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Ảnh: Pixabay
Nhóm thuốc TZD có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Ảnh: Pixabay
Theo trang Medical Xpress, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa sớm chứng sa sút trí tuệ khi phát hiện thuốc TZD có tác dụng với những người dưới 75 tuổi nhiều hơn so nhóm các bệnh nhân lớn tuổi hơn.
Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng có tác dụng đối với những bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì.
Do đây là một nghiên cứu dựa trên quan sát nên không thể đưa ra kết luận dứt khoát về nguyên nhân và kết quả. Nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận họ không có thông tin về các cơ quan khác có khả năng ảnh hưởng như thận và các yếu tố di truyền, và những người tham gia nghiên cứu chủ yếu là nam giới và da trắng.
Tuy nhiên, nhóm gợi ý các nghiên cứu khác trong tương lai có thể xem xét TZD như một loại thuốc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ dựa trên những phát hiện này do bệnh tiểu đường type 2 và chứng sa sút trí tuệ có cùng một số mô hình sinh lý.
Theo Khánh Thu (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.