Hệ thống y tế cơ sở yếu, Đắk Lắk gặp khó trong phòng chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 90% người dân tỉnh Đắk Lắk đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19. Tuy vậy, địa phương vẫn hết sức lo lắng khi hệ thống y tế cơ sở đã và đang còn yếu.
Đến tháng 11.2021, đại dịch COVID-19 vẫn phát sinh ở nhiều thôn, buôn ở Đắk Lắk.
Ông Trần Thuận - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Krông Búk cho biết: "Địa phương vừa hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 cho hơn 90% dân số và chuẩn bị tiêm mũi 2 nhằm hướng đến việc miễn dịch cộng đồng. Tuy vậy nhiều thôn, buôn đang bị phong tỏa, lực lượng y tế xét nghiệm tiếp cho hàng loạt người dân vì có ca nhiễm mới trong cộng đồng".
Lộ trình di chuyển đến các buôn KBuôr, Ayun EaKlok, Ađrơng Điết (xã Cư Pơng) rất vất vả vì đường sá lầy lội, nên để triển khai việc tiêm phòng vaccine cho người dân vùng sâu, vùng xa là một nỗ lực vượt bậc của lực lượng y tế Đắk Lắk.
Người đồng bào dân tộc ở xã Cư Pơng đi xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Bảo Trung
Người đồng bào dân tộc ở xã Cư Pơng đi xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Bảo Trung
Tại thôn KBuôr, người dân xếp hàng ven đường thôn, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số chuẩn bị test nhanh COVID-19. Chị H'Noa Niê mới nói rằng: "Đã mấy tháng nay không đi làm, dịch khổ quá. Nếu xét nghiệm âm tính, sắp tới được đi hái cà phê giải quyết kinh tế gia đình".
Trẻ em được test nhanh COVID-19. Ảnh: Bảo Trung
Trẻ em được test nhanh COVID-19. Ảnh: Bảo Trung
Tuyến y tế cơ sở huyện Krông Búk thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự nên chính quyền buộc phải điều động thêm nhân viên y tế học đường (khắp các cấp học) trên địa bàn hỗ trợ chống dịch.
Chị Trần Thị Tâm (giáo viên trường tiểu học Hai Bà Trưng, xã Chư K'bô) - cho biết: "Tôi được điều động ra đây một thời gian, nhìn chung khắp ca buôn đều có ca nhiễm bệnh. Ý thức của bà con đồng bào dân tộc cũng thấp, chưa tuân thủ đúng 5K... Anh thấy đấy, trời thì mưa gió chống dịch khó khăn đã đành thì nay lại bắt đầu thiếu hụt vật tư".

Lực lượng y tế (gồm có giáo viên tiểu học) làm nhiệm vụ tại các thôn, buôn ở huyện Krông Búk. Ảnh: Bảo Trung
Lực lượng y tế (gồm có giáo viên tiểu học) làm nhiệm vụ tại các thôn, buôn ở huyện Krông Búk. Ảnh: Bảo Trung
Ông Thuận cho biết: "Hệ thống y tế cơ sở ở huyện đang gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng nguồn kinh phí 4 tại chỗ còn nhiều hạn chế dẫn đến việc nhiều lần thiếu hụt vật tư, trang thiết bị. Ngoài ra, nguồn nhân lực bổ sung cho các xã truy vết, chống dịch cũng thiếu hụt nghiêm trọng.
Để giải quyết tạm thời việc thiếu thốn nhân sự chống dịch, đơn vị đã xin UBND huyện cho chủ trương điều động hỗ trợ nhân viên y tế học đường ở các trường học trên địa bàn để bổ sung kịp thời cho các cơ sở.
Tuy vậy, hiện ý thức phòng dịch của đại đa số bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, khai báo chưa rõ ràng, ngại trả lời nhiều câu phỏng vấn của cơ quan chức năng để truy vết, nên dẫn đến việc khoanh vùng dịch bệnh rất khó khăn". 
Đến sáng ngày 22.11, toàn huyện Krông Búk và các địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk về cơ bản đã kiểm soát được dịch COVID-19, trở về trạng thái vùng vàng. Tuy nhiên, nếu chưa giải quyết được những yếu kém đang hiện hữu ở hệ thống cơ sở y tế (vốn là tuyến đầu chống dịch) thì dịch bệnh rất dễ tái bùng phát trở lại ở địa phương này.
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.