Hé lộ "sốc" về cây treo cổ, khiến hoàng đế tình nguyện chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cây hòe treo cổ vua Minh Tư Tông được người đời coi là một tiêu điểm. Vào thời nhà Thanh, Thuận Trị hoàng đế cho người định tội cây hòe, xích sắt lên thân cây. Từ đó, nhiều người cho rằng, cây này là cây xui xẻo, đáng sợ.
Hoàng đế Minh Tư Tông Chu Do Kiểm hay còn gọi là Sùng Trinh Đế, vốn là một người tiết kiệm, lại không ham mê tửu, sắc, chăm chỉ, vất vả chấp chính, tự mình giải quyết việc triều đình thế nhưng vì khí số đã tận, vị hoang đế này không thể cứu nổi triều đại nhà Minh đã đến thời suy bại.
Kết quả vào năm 1644, khi Lý Tự Thành tấn công vào Bắc Kinh, biết không thể chống lại, Minh Tư Tông đã nén đau, giết chết hết gia quyến và phi tần, sau đó chạy tới Môi Sơn, nay là Cảnh Sơn, treo cổ trên cây hòe tự vẫn.
Theo tìm hiểu, Minh Tư Tông từ khi lên ngôi đã vô cùng vất vả, muốn chấn hưng Minh triều. Đáng tiếc, lúc đó lũ lụt, hạn hán khắp nơi, dân chúng lầm than. Hơn nữa do sai lầm các đời vua trước để lại, bộ máy chính quyền có nhiều lỗ hổng, khắp nơi đạo phỉ, cướp bóc, dân biến không ngừng bạo phát.
 
Cây hòe ở Cảnh Sơn (Môi Sơn), Bắc Kinh, Trung Quốc.
Năm 1644, Lý Tự Thành dẫn quân công chiếm Bắc Kinh. Biết không thể tránh khỏi cái chết, Minh Tư Tông lệnh cho quân lính giết hết gia quyến, phu tử. Sau đó, vị hoàng đế mạt vận chạy tới Môi Sơn, bước tới dưới một gốc cây hòe ở đình Thọ Hoàng, từng là kiểm duyệt nội thao của hoàng đế, cởi ra hoàng bào, đi chân đất mặc quần áo nhẹ, rối tóc che mặt và treo cổ tự vẫn. Năm đó Minh Tư Tông 33 tuổi. Cây hòe cũng được coi là hung thủ giết vua.
Sau, cây hòe treo cổ vua Minh Tư Tông được người đời coi là một tiêu điểm. Vào thời nhà Thanh, Thuận Trị hoàng đế cho người định tội cây hòe, xích sắt lên thân cây. Từ đó, nhiều người cho rằng, cây này là cây xui xẻo, đáng sợ.
Đến năm 1900, liên quân tám nước tiến vào Bắc Kinh, khóa sắt trên cây hòe giết vua bị lấy đi. Tới khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20, cây hòe bị chặt đi, biến mất trong lịch sử.
Hiện tại, ở Cảnh Sơn (Môi Sơn), du khách tới tham quan vẫn thấy một cây hòe mọc lên ở nơi Minh Tư Tông tự vẫn. Đây là cây hòe mà người đời sau trồng lại, bên dưới còn có hai tấm bia đá ghi lại sự tích của cây hòe tội lỗi.
Doanh nghiệp Việt Nam (Theo Kiều Dụ/Kiến thức)

Có thể bạn quan tâm