Hãy mạnh dạn cho trẻ học bán trú!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quy định về việc chỉ học trực tiếp 1 buổi, không bán trú đang tạo ra rất nhiều phiền hà cho gia đình, phụ huynh.
Nhiều phụ huynh chật vật, xoay đủ cách để đưa đón con đi học. Ảnh: Hải Nguyễn.
Nhiều phụ huynh chật vật, xoay đủ cách để đưa đón con đi học. Ảnh: Hải Nguyễn
Báo Lao Động từng mô tả câu chuyện về một gia đình ở Hà Nội có hai con, một đang học lớp 7, một đang học lớp 11: Với lịch học hiện tại của con, cả nhà như “vỡ trận”, “loạn cào cào”.
Buổi sáng vợ chồng chị phải dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng, đồ ăn trưa rồi chia nhau đưa con đến trường trong tâm thế vội vã. Đến trưa, tranh thủ thời gian nghỉ, vợ chồng lại chạy từ công ty đi đón con về, ăn uống xong đã hơn 13h, không kịp nghỉ ngơi, vợ chồng luống cuống đi làm, các con vội vã ngồi vào bàn học online. 
“Mấy ngày nay, cả nhà quay mòng mòng vì lịch học mới của các con. Nhiều phụ huynh cũng phàn nàn với nhau về điều này. Chúng tôi kiến nghị một là học trực tiếp cả ngày, nhà trường tổ chức bán trú như trước, hai là tổ chức học online” – phụ huynh nêu ý kiến. 
Đây chính là tâm tư của nhiều phụ huynh: Đã đi học thì học cả ngày, bán trú hoặc chỉ học online tại nhà. Kiểu nửa vời học một buổi càng tạo ra sự phức tạp.
Không chỉ khổ học sinh, mà còn khổ người lớn. Lớp tan lúc 11h30 thì bố mẹ phải nháo nhác rời cơ quan lúc 11 giờ kém, thậm chí từ 10h30. Chiều lại đến muộn. Cuộc “khủng hoảng” không chỉ ở gia đình mà còn tác động đến năng suất lao động. Vì con cái, bộ mẹ phải “ăn bớt” giờ làm.
Hôm 17.2, tại cuộc họp cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành nhằm đánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói rõ hai ý. Một là: "Đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Y tế cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0".
Và thứ hai, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, không có sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, hai buổi hoặc ăn bán trú. Vì vậy, các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng chống dịch có thể tổ chức học bán trú cho học sinh để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh và gia đình. 
Chấp nhận cho học sinh đi học là chấp nhận “bình thường mới”, mọi thứ trở lại guồng quay từ lịch học của con cái đến công việc của bố mẹ.
Sớm cho trẻ học bán trú khi đủ điều kiện chính là "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh". Nếu nơi nào chưa đủ điều kiện thì tiếp tục học online.
Đưa ra chính sách nửa vời nhưng thực hiện máy móc là đẩy cái khó cho học sinh và các vị phụ huynh.
HOÀNG LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.