Hãy là người tham gia giao thông văn minh!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Văn hóa giao thông biểu hiện bằng việc ứng xử chuẩn mực, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về giao thông. Đặc biệt, trong văn hóa giao thông, ý thức tự giác của mỗi cá nhân luôn được đề cao.

Mới đây, chú T. (hàng xóm cạnh nhà tôi) phàn nàn về chuyện sử dụng đèn xi nhan của một số người khi tham gia giao thông. Chẳng là hôm đó, chú đang trên đường từ huyện Chư Prông về TP. Pleiku, vừa vào đến trung tâm thành phố thì xảy ra va quẹt với một người điều khiển xe máy đi phía trước cùng chiều. Người này vừa bật đèn xi nhan đã vội rẽ ngay, song “đáng giận” hơn là đèn xi nhan nhấp nháy bên phải nhưng lại… rẽ trái khiến chú T. trở tay không kịp, thế là ngã ra đường. Rất may lúc đó, đường vắng nên cả hai chỉ bị trầy xước nhẹ.

Có lẽ hàng ngày, ai trong chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp các hành vi thiếu ý thức, kém văn minh khi tham gia giao thông và có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân lẫn người khác bất cứ lúc nào. Phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đi ngược chiều, sử dụng điện thoại khi lái xe, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, lấn tuyến, chở hàng cồng kềnh, dừng đèn đỏ ngay trên vạch dành cho người đi bộ… Đáng chú ý, người có hành vi này đa số là thanh-thiếu niên.

Mỗi chúng ta hãy là người tham gia giao thông văn minh. Ảnh Mộc Trà
Mỗi chúng ta hãy là người tham gia giao thông văn minh. Ảnh Mộc Trà



Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông trên cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng đang gióng lên hồi chuông đáng báo động khi số vụ, số người chết và số người bị thương đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Theo phân tích từ cơ quan chức năng, nguyên nhân phần lớn thuộc về ý thức của người tham gia giao thông.

Văn hóa giao thông biểu hiện bằng việc ứng xử chuẩn mực, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về giao thông. Đặc biệt, trong văn hóa giao thông, ý thức tự giác của mỗi cá nhân luôn được đề cao. Vậy, khi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp để kéo giảm tai nạn giao thông thì tại sao chúng ta không đồng hành, hưởng ứng từ việc thay thói quen nhỏ để tạo nên ý nghĩa lớn? Đã đến lúc bản thân mỗi người cần xem lại thói quen giao thông của mình và thay đổi chúng sao cho văn minh và an toàn hơn.

Bằng những hành động cụ thể như: chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe; đi đúng làn đường, phần đường, không đi ngược chiều; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn; không nên vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện, không vượt đèn đỏ… chúng ta đã là những người tham gia giao thông có văn hóa.

Khi văn hóa được nâng cao, con người cũng sẽ tự tạo ra một môi trường giao thông thân thiện, hòa đồng và nhân ái. Những hành vi sai trái, vi phạm sẽ bị cộng đồng lên án và phải điều chỉnh. Tin rằng, mỗi người chỉ cần thay đổi một chút, văn minh giao thông sẽ sớm được cải thiện. Đây cũng là cách giúp bảo vệ an toàn cá nhân, gia đình và mọi người; góp phần chung tay xây dựng địa phương nói riêng, đất nước nói chung ngày càng phát triển.

 

 MỘC TRÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.