Hành trình 21 năm lẩn trốn của người phụ nữ giết chồng bằng axít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi dùng axit tạt chồng tử vong, người phụ nữ đã lẩn trốn qua nhiều tỉnh suốt hơn 21 năm và chung sống, có con với 1 người đàn ông khác.

Sáng 28-5, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã bàn giao đối tượng Trần Thị Huyền (SN 1965, quê huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang để điều tra theo thẩm quyền.

Đối tượng Trần Thị Huyền kể lại hành trình lẩn trốn

Đối tượng Trần Thị Huyền kể lại hành trình lẩn trốn

Theo kết quả xác minh ban đầu, đêm mùng 2 Tết năm 2002, bà Huyền đến nhà hàng xóm để đánh bài ăn tiền. Khuya cùng ngày, không thấy vợ về nên ông Ngô Quang T. (SN 1965) đi tìm và phát hiện bà Huyền đang đánh bài.

Sau khi về nhà, bực tức vì vợ sa vào cờ bạc, ông T. chửi bới và tát bà Huyền 3 cái. Sau khi ông T. đi ngủ, bà Huyền đã cầm 1 ca axít có sẵn trong nhà đến đổ lên mặt và người ông T. khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Gây án xong, bà Huyền đã bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 1-4-2002, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang ra quyết định truy nã đặc biệt bà Huyền về tội giết người.

Đối tượng Trần Thị Huyền bị truy nã đặc biệt về tội giết người

Đối tượng Trần Thị Huyền bị truy nã đặc biệt về tội giết người

Thời gian này, bà Huyền đến tỉnh Đắk Lắk và sống chung như vợ chồng với một người đàn ông khác. Năm 2006, cả 2 có 1 người con gái.

Đến năm 2008, lo sợ bị công an phát hiện, bà Huyền dẫn người tình cùng con gái trốn đến tỉnh Lai Châu. 8 năm sau, bà Huyền và người thân trốn vào tỉnh Gia Lai. Năm 2020, bà Huyền về lại tỉnh Đắk Lắk và sinh sống tại xã Krông Nô, huyện Lắk.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 18-5, Công an tỉnh Đắk Lắk nhận tin báo về đối tượng Huyền có thể đang trốn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Ngay sau đó, Phòng Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch, phân công 1 tổ công tác tiến hành xác minh thông tin và truy bắt đối tượng.

Đến 23 giờ 25 phút ngày 26-5, lực lượng công an phát hiện bà Huyền tại xã Krông Nô và bắt giữ thành công.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.