Hạnh phúc là khi được cống hiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù đã bước sang tuổi 80 nhưng ông Mai Văn Bé (thôn 3, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn không ngừng học tập và làm theo lời Bác bằng những việc làm cụ thể như: tích cực rèn luyện sức khỏe, gương mẫu tham gia các phong trào thi đua, trực tiếp lao động sản xuất, vượt khó làm giàu... Ông chính là tấm gương sáng góp phần vào sự phát triển toàn diện của địa phương.

 Ông Bé vẫn hăng say lao động dù đã bước sang tuổi 80. Ảnh: Mai Ka
Ông Bé vẫn hăng say lao động dù đã bước sang tuổi 80. Ảnh: Mai Ka

Năm 1975, ông Bé cùng gia đình rời mảnh đất Quảng Trị vào Gia Lai xây dựng kinh tế mới. Đến với quê hương thứ hai, ông tâm nguyện rằng sẽ cố gắng xây dựng cuộc sống thật tốt, tham gia cống hiến trí và lực của mình cho công tác xã hội ở địa phương. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng sau đó, dù kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nhưng ông vẫn cố gắng khắc phục để có thời gian làm tốt chức vụ thôn trưởng của mình. Đến năm 1988, ông giữ cương vị là Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Hồ. Cho tới lúc về hưu, được sự tín nhiệm của các cụ người cao tuổi, của bà con khu phố ông vẫn tích cực góp sức mình vào hoạt động chung của địa phương. Hiện ông Bé là Chi hội trưởng Người Cao tuổi thôn 1 và Ủy viên Thường vụ Hội Người cao tuổi xã Biển Hồ. Và, dù ở bất cứ trọng trách nào ông cũng rất nhiệt huyết và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngày mới vào làm kinh tế, ông Bé còn rất nhiều bỡ ngỡ với vùng đất mới. Tuy nhiên, bằng sức trẻ và nghị lực làm giàu của mình, ông đã ngày đêm khai hoang đất để trồng khoai lang và mía. Từ 2 ha đất ông đã mở rộng thêm để trồng tiêu và cà phê. Vượt qua bao trở ngại về kinh tế, ông cùng vợ đã nuôi dạy 7 người con trưởng thành và ăn học tới nơi tới chốn. Khi nhắc về những ngày tháng gian khổ ấy, đôi mắt ông Bé mờ đục hẳn. Ông tâm sự: “Có đi qua rồi mới thấy sức người là tài sản vô giá. Hồi ấy vừa làm kinh tế vừa làm công tác xã hội, mỗi thứ tôi đều phải cố gắng một chút. 7 đứa con lần lượt ra đời khiến vợ chồng tôi càng có thêm động lực để phát triển kinh tế, làm sao tạo điều kiện tốt nhất để nuôi dạy các con chứ không để chúng phải bỏ dở con đường học hành vì điều kiện gia đình khó khăn”.

Hôm nay, khi các con của ông đã lần lượt có nghề nghiệp ổn định và được dựng vợ gả chồng, dù cuộc sống khấm khá lên rất nhiều nhưng ông Bé cùng vợ vẫn không ngừng lao động. Ở cái tuổi 80, ông vẫn còn khỏe mạnh và dẻo dai. Hàng ngày, ông chăm sóc 5 sào cà phê, vườn tiêu và tăng gia sản xuất. Còn bà thì cần mẫn với gánh hàng ở chợ. Thu nhập bình quân của hai ông bà cũng đạt 70 triệu đồng/năm. Ở địa phương, ông Bé được nhiều người biết đến như một điển hình trong phong trào làm ăn kinh tế giỏi, nuôi dạy con cháu ngoan hiền và tâm huyết trong công tác xã hội.

Đến thăm vườn của ông, ít ai nghĩ chủ nhân của nó là một người đàn ông đã bước vào tuổi “xế chiều”. Ông Bé chia sẻ rằng dù đã lớn tuổi nhưng còn sức khỏe, còn khả năng thì còn lao động, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa là cách nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Với ông, đó là cách dưỡng già hiệu quả. Bản thân mình phải là “cây cao bóng cả” trong gia đình và mẫu mực ngoài xã hội, tự lực làm mọi việc có thể làm, không phải phiền đến con cháu để chúng yên tâm công tác.

“Đi gần hết một đời người tôi không hề phải hối hận về những việc mình đã làm. Giờ đây, khi tôi già yếu, khi sức lực không còn bao nhiêu để mà cống hiến cho xã hội thì tôi vẫn rất vui mừng và hạnh phúc vì thế hệ con, cháu của mình lại tiếp tục thay tôi đóng góp sức mình cho quê hương, đất nước”-ông Bé bày tỏ niềm tự hào.

Mai Ka

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null