Hàng nghìn hecta lúa, hoa màu ở Đác Lắc bị ngập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đác Lắc, mặc dù hiện nay đang là mùa khô ở Tây Nguyên, nhưng từ ngày 29-12-2018 đến ngày 4-1-2019, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp nhiễu động trong đới gió đông trên cao đã gây mưa lớn cục bộ tại một số địa phương ở khu vực phía đông và đông nam của tỉnh, khiến nước các sông, suối dâng cao làm ngập lụt hàng nghìn ha cây trồng của nhân dân, gây thiệt hại nặng nề.
 
Một đoạn đê bao ở xã Buôn Tría, huyện Lắc, bị nước lũ gây sạt lở.
Cụ thể, mưa lớn kéo dài ở vùng đầu nguồn đã khiến mực nước ở sông Krông Ana dâng cao gây ngập úng hơn 2.410 ha lúa nước mới gieo sạ và hoa mầu của người dân hai huyện Lắc và Krông Ana. Theo thống kê, đến ngày 4-1, tại huyện Lắc đã có hơn 1.410 ha cây trồng bị ngập, gồm 1.372 ha lúa mới gieo sạ, 39 ha khoai lang và một ha ngô của nông dân ở các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Bông Krang, Đác Liêng, Yang Tao. Bên cạnh đó, nước lũ dâng cao còn làm nhiều công trình đê bao, kênh mương thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp... gây thiệt hại nặng nề.
Tại huyện Krông Ana, mưa lớn khiến nước Krông Ana dâng cao làm hơn 1.000ha cây trồng, chủ yếu là khoai lang và lúa nước ở khu vực ven sông bị ngập úng, hư hại.
Mưa lớn cũng khiến mực nước trên sông Krông Pắc dâng cao gây xói lở, cuốn trôi một phần thân đập bê tông và toàn bộ phần vai phải của đập dâng trạm bơm thôn 7B, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, kích thước hố xói dài khoảng 30 m, rộng khoảng 35 m và sâu trung bình khoảng sáu mét...
Trước sự diễn biến bất thường của thời tiết và thiên tai gây thiệt hại nặng nề cho nông dân tại một số địa phương trong tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đác Lắc đã tổ chức đoàn đi kiểm tra hiện trạng công trình đập dâng trạm bơm thôn 7B, xã Ea Ô, huyện Ea Kar; phối hợp chính quyền các địa phương bám sát địa bàn, chủ động triển khai công tác ứng phó ngập lụt, hướng dẫn người dân thực hiện giải pháp khắc phục tạm để kịp thời phục vụ sản xuất khi nước lũ rút...
Ngyễn Công Lý (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.