Hai giống lúa sai trĩu trịt, cho năng suất vượt trội 8-9 tạ/sào ở Đắk Lắk là lúa gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 4 năm khảo nghiệm và liên kết nhân rộng, hai giống lúa thuần BC15 và TBR225 của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã được trồng trên nhiều cánh đồng tại tỉnh Đắk Lắk, đem lại năng suất vượt trội 8 - 9 tạ/sào.
Năng suất cao, kháng bệnh hại tốt
Đến thăm xã Ea Hiu, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) một chiều đầu tháng 5, những cánh đồng lúa đã trơ gốc sau mùa gặt. Lúa gạo về kho, bà con vui mừng sau một vụ bội thu. Hỏi ra mới biết, đây là vụ đầu tiên người dân đưa giống lúa thuần TBR225 của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed vào canh tác, thay thế cho các giống lúa truyền thống vẫn được trồng nhiều năm từ vụ này qua vụ khác.
Anh Pá Nhất (buôn Ta Rầu, xã Ea Hiu) chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Dân việt trong niềm phấn khởi: "Nhà mình chỉ có 1 sào ruộng nhưng trồng thử giống mới, thấy cho lúa nhiều hơn hẳn. Trước kia chỉ được hơn 5 tạ, nay được 8 tạ. Lúa ít hạt lép, kháng sâu bệnh tốt hơn. Vụ sau, nhà mình sẽ trồng tiếp giống mới này".
Lúa BC15 tại cánh đồng Phước Thọ 3, xã Ea phê, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.
Lúa BC15 tại cánh đồng Phước Thọ 3, xã Ea phê, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.
Được biết năm 2019, Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên Công ty cổ phần tập đoàn ThaiBinh Seed đã hỗ trợ Trạm Khuyến nông huyện Krông Pắk trình diễn mô hình 2 giống lúa thuần BC15 và TBR225 vụ đông xuân tại cánh đồng Phước Thọ 3, xã Ea phê, huyện Krông Păk.
Qua báo cáo của Trạm Khuyến nông huyện Krông Pắk, hai giống lúa thuần TBR225 và BC15 của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed có tỷ lệ nảy mầm đạt hơn 92%, sức nảy mầm khỏe, thời kỳ mạ đanh dảnh, cứng cây, đẻ nhánh khỏe (bình quân 1 hạt lúa đẻ 4 - 5 dảnh). Đặc biệt, cây lúa sạch sâu bệnh, trổ bông tập trung, chín đồng loạt.
Anh Dương Văn Tẩm, cán bộ kỹ thuật Trạm khuyến nông huyện Krông Pắk cho biết, nhờ những đặc tính nổi bật phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương, người dân hiện vẫn tiếp tục duy trì giống BC15. Riêng trong vụ đông xuân vừa qua, Trạm Khuyến nông tiếp tục kết hợp thực hiện chương trình nhân giống thuần chất lượng cao TBR225 với 48 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số. Sau thu hoạch, năng suất trung bình đạt gần 9 tạ/sào.
Phát triển giống lúa thuần tiềm năng ở Đắk Lắk
Theo đại diện Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Đắk Lắk, trong vụ đông xuân 2019-2020, Trung tâm đã hỗ trợ nông dân ở huyện Krông Anna, huyện Krông Pắk và TP. Buôn Ma Thuột trồng thử nghiệm giống lúa thuần TBR225 trên tổng diện tích 24,5ha. Đánh giá bước đầu cho thấy, TBR225 cho ra thân cứng, ít đổ ngã, ít sâu bệnh hại hơn, gạo thơm nhẹ, dẻo. Năng suất trung bình đạt hơn 8 tấn/ha. Đặc biệt ở xã Hòa Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, năng suất trung bình đạt hơn 9 tấn/ha do người dân chủ động được nguồn nước tưới, tỷ lệ hạt chắc/bông đạt 80-90 hạt.
Ngoài ra, nhờ tỷ lệ nảy mầm cao đã giúp cho người trồng giảm được lượng lúa giống. Với TBR225, mỗi ha chỉ cần xuống 120kg giống, tiết kiệm được 60-80kg lúa giống so với thông thường.
Lúa thuần TBR225 trồng tại xã Buôn Tría, huyện Lắk vụ đông xuân 2019-2020.
Lúa thuần TBR225 trồng tại xã Buôn Tría, huyện Lắk vụ đông xuân 2019-2020.
Trước đó năm 2016, Công ty cổ phần tập đoàn ThaiBinh Seed, chi nhánh miền Trung–Tây Nguyên đã khảo nghiệm thành công hai giống lúa thuần TBR225, BC1 và liên kết sản xuất, nhân rộng diện tích trồng tại hầu hết các huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Từ vụ hè thu 2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed, Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên đưa ra thị trường giống lúa BC15 mới (có chuyển gen kháng đạo ôn) với ưu điểm kháng bệnh đạo ôn tốt hơn giống BC15 cũ. Góp phần giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao năng suất hơn nữa.
Trong thời gian tới, Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Seed sẽ mở rộng thị trường hai giống lúa TBR225 và BC15 tại miền Trung–Tây Nguyên và tiếp tục tìm đầu ra cho lúa thương phẩm có giá trị trên thị trường. Đưa hai giống lúa thuần TBR225, BC15 trở thành những giống chủ lực cho khu vực Tây Nguyên và là sự lựa chọn ưu tiên của bà con nông dân.
Hai giống lúa TBR 225 và BC15 là giống thuần thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận giống Quốc gia cho BC15 vào năm 2008 và TBR225 vào năm 2015.
Theo Thu Thảo (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.