Hai bé song sinh dính nhau sau tách đã ổn định sức khỏe, uống sữa bình thường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chiều 29-8, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh thông tin hiện sức khỏe của 2 bé song sinh dính nhau là Đ.T.B.A và Đ.T.B.H đã ổn định và có thể uống sữa bình thường.

Niềm vui của gia đình khi 2 bé đã được tách rời
Niềm vui của gia đình khi 2 bé đã được tách rời



GS-TS Trần Đông A cho biết đây là một trong những ca dính nhau đặc biệt (thường sẽ dính nhau phần ngực, bụng). Theo y văn thế giới thì đây là ca thứ 29 trong danh sách các ca dính nhau đặc biệt.

Hai bé song sinh này dính nhau vùng thắt lưng cùng cụt (hay còn gọi là vùng đuôi ngựa) và chỉ được phát hiện khi người mẹ sinh non ở tuần thứ 33. Khi mổ bắt con, 2 bé có tổng cân nặng là 3,4 kg, không có hậu môn, chỉ có một lỗ nhỏ phần sau âm đạo để thoát phân nhưng có 2 bộ phận sinh dục nữ rất rõ.

Theo Th.S-BS Nguyễn Thanh Trúc, Phòng Kế hoạch Bệnh viện 2, sau một thời gian theo dõi và đặt túi giãn da 3 lần nhưng không thành công, đến tháng thứ 13 ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 mới tiến hành ca phẫu thuật tách rời 2 cháu. Do ca này dính vùng tủy sống, liên quan đến ngoại thần kinh nên được thực hiện dưới kính vi phẫu. Ca phẫu thuật tách rời kéo dài 8 giờ 30 phút (chưa kể thời gian gây mê).

Ngoài ra, trong lúc phẫu thuật các bác sĩ vẫn thường xuyên trao đổi để biết 2 bé nằm ở tư thế nào là dễ chịu, dễ thở nhất, thuận tiện nhất cho việc thực hiện tách rời. Vì thực tế trong quá trình nuôi dưỡng tư thế nằm của 2 bé cực kỳ khó chăm sóc.

Theo GS-TS Trần Đông A, sở dĩ phải đợi đến tháng thứ 13 sau khi phát hiện mới tiến hành tách rời cho 2 bé là vì phải có thời gian theo dõi, khi đủ số ký (lúc mổ 12 kg/2 bé) và các cơ quan trên cơ thể đã phát triển nhất định mới tiến hành. Vì những yếu tố này cũng góp phần quyết định đến tỷ lệ thành công ca mổ.

Mẹ bé là chị Thị Q. (19 tuổi, ngụ Lộc Ninh, Bình Phước) chia sẻ trong niềm hạnh phúc: “Lúc mang thai chị có đi khám nhưng không tầm soát đầy đủ nên không phát hiện 2 con mình bị dính nhau. Đến khi sinh con ra thấy con bị vậy, hai vợ chồng vừa buồn vừa thương 2 con nên đã chuyển lên tuyến trên để điều trị. Giờ nhìn 2 con đã được tách rời tôi vui lắm, chưa kể 2 đứa đã có thể tự cử động nữa chứ”.


 

 



Hiện sức khỏe của 2 bé sau khi tách rời đã ổn định, chân có thể cử động và bú sữa bình thường. “Nếu bảo đảm việc tách thần kinh tốt 2 bé sẽ bình thường. Hiện chân 2 bé đã cử động, giờ chờ vết mổ lành mới đánh giá lại lần nữa. Tương lai, có khả năng bé B.H sẽ bình thường, riêng bé B.A do có dị tật bẩm sinh nên hạn chế hơn”, GS-TS Trần Đông A cho hay.

Lương Ngọc (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.