Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Nhiều ý kiến tâm huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Nhiều ý kiến phản ánh đúng nguyện vọng về việc sửa đổi luật để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Phóng viên Báo Gia Lai lược ghi một số ý kiến của cán bộ và người dân về vấn đề này.

Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh:

Khoản 1 Điều 154 dự thảo Luật Đất đai quy định: “Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 1 tháng 1 của năm”. Theo tôi, đây là vấn đề cần xem xét, vì thực tiễn đối với Luật Đất đai hiện hành cho thấy quy trình ban hành bảng giá đất được thực hiện hàng năm và có sự điều chỉnh theo từng thời điểm theo hệ số (k) cho sát với giá thị trường. Tuy nhiên, mục đích của việc ban hành bảng giá đất sát với giá thị trường là khó trong việc thực hiện chính sách. Đơn cử, khi điều chỉnh quy hoạch mới công bố để lấy ý kiến thì giá đất đã tăng, khi công bố quy hoạch giá đất tăng một lần nữa. Trên cơ sở quy định pháp luật và kế hoạch kinh tế-xã hội, tôi xin đề xuất bảng giá đất ban hành theo 5 năm hoặc 10 năm vì các lý do sau: Một là, chương trình kế hoạch kinh tế-xã hội của Chính phủ ban hành là 5 năm và có định hướng tầm nhìn. Hai là, chính trong Luật Đất đai quy định về quy hoạch, kế hoạch cũng theo 5 năm hoặc 10 năm. Do vậy, bảng giá đất cũng theo quy trình này và trong từng năm có điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch.

Bên cạnh đó, Điều 78 dự thảo Luật Đất đai quy định: “Thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều dự án như xây dựng khu đô thị, xây dựng nhà ở đô thị, chủ đầu tư các dự án này sẽ được hưởng giá thuê đất, giao đất theo bảng giá của Nhà nước. Trong khi nhiều dự án, người dân bị mất đất để nhường cho các doanh nghiệp và nhận bồi thường thấp, chưa đảm bảo để ổn định cuộc sống sau khi thu hồi. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng khiếu kiện, khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất luôn là vấn đề nóng, chưa khắc phục được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo cần xem xét lại cơ chế điều tiết lợi ích khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng như sau: Đối với dự án chỉ vì mục đích quốc gia, công cộng (không vì mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận) thì Nhà nước có quyền thu hồi đất và xác định cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên cơ sở tham chiếu giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường để tránh thiệt thòi cho người có đất bị thu hồi. Đối với các dự án phát triển kinh tế có đan xen cả mục đích lợi nhuận và mục đích phục vụ quốc gia, công cộng thì cần điều tiết lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi thông qua việc quy định tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được tạo ra từ dự án. Đối với các dự án vì mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư thì cần tuân thủ cơ chế thị trường trên cơ sở thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư thực hiện dự án theo quy định pháp luật.

Ông Hoàng Anh Tuệ-Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Chư Păh:

Theo Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 thì một số trường hợp lấn chiếm vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác…; trường hợp không có ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ…; trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng… Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 137 dự thảo Luật Đất đai thì các trường hợp lấn chiếm nói trên sẽ không được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kể cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Do vậy cần điều chỉnh cụ thể các trường hợp lấn chiếm mà không làm ảnh hưởng tới các quy hoạch hoặc đất công do cơ quan nhà nước quản lý và quy hoạch hành lang an toàn của các công trình do Nhà nước quản lý.

Ông Ru A Xiêng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh):

Tại khoản 2 Điều 89 dự thảo Luật Đất đai nêu: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” và khoản 6 Điều 89: “Chính phủ quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Theo tôi, đối với người có đất bị thu hồi để phục vụ triển khai dự án cần được đảm bảo điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ và phải làm rõ khái niệm điều kiện sống tốt hơn là như thế nào, có cơ chế cụ thể để đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

Bà H’Tinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku:

Khoản 1 Điều 137 dự thảo Luật Đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1-7-2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 135 của luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất”. Theo tôi, quy định này không phù hợp. Người sử dụng đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai thì được công nhận quyền sử dụng đất chứ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất và phải có hộ khẩu thường trú. Hơn nữa, sắp tới sẽ bỏ sổ hộ khẩu nên việc quy định có hộ khẩu thường trú để công nhận quyền sử dụng đất là không phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.