Góp ý bản thảo Sách “Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-8, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo biên soạn Sách Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý bản thảo Sách “Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai”.

Đồng chí Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn Sách phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Huy

Đồng chí Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn Sách phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Huy

Đồng chí Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn Sách; Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh, Phó Chủ nhiệm nhiệm vụ biên soạn Sách đồng chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo có các thành viên Ban Chỉ đạo Biên soạn Sách và các đồng chí nguyên lãnh đạo ngành Kiểm tra Đảng tỉnh qua các thời kỳ.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân nêu rõ: Bản thảo lần thứ nhất cuốn sách “Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai” giai đoạn 1945-2020 có 214 trang, gồm 6 chương và kết luận. Cụ thể, Chương 1-tỉnh Gia Lai và công tác kiểm tra Đảng từ khi thành lập Đảng bộ tỉnh đến năm 1954; Chương 2-công tác kiểm tra của Tỉnh ủy Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ và những ngày đầu giải phóng (1954-1975); Chương 3-công tác kiểm tra của Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum (1975-1991); Chương 4-đổi mới công tác kiểm tra, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng (1991-2000); Chương 5-công tác kiểm tra của Tỉnh ủy Gia Lai (2000-2010); Chương 6-công tác kiểm tra của Tỉnh ủy Gia Lai (2011-2020).

Trong đó, 2 chương đầu tập trung làm rõ các nội dung về điều kiện tự nhiên-xã hội và những thuận lợi, khó khăn trong công tác kiểm tra Đảng; công tác kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai từ khi thành lập Đảng bộ tỉnh đến năm 1954; công tác kiểm tra của Tỉnh ủy Gia Lai từ năm 1954-1970; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai ra đời và công tác kiểm tra của Tỉnh ủy Gia Lai từ tháng 6-1070 đến tháng 11-1975. Các chương còn lại tập trung làm rõ các nội dung: Tổ chức bộ máy; hoạt động của Ủy ban kiểm tra các cấp; công tác xây dựng ngành tương ứng với từng giai đoạn. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân cũng thông tin, quá trình biên soạn cuốn sách, Ban Biên soạn cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, vì thời gian có hạn, tài liệu lưu trữ về ngành còn ít, nhiều nhân chứng quan trọng trong thời kỳ kháng chiến không còn,...

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Anh Huy

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Anh Huy

Tại hội thảo, các đại biểu bày tỏ vui mừng khi tỉnh quyết định biên soạn, xuất bản cuốn sách và nỗ lực của các thành viên Ban Biên soạn. Các đại biểu cơ bản thống nhất với kết cấu, bố cục bản thảo. Đồng thời tham gia ý kiến cho rằng, nội dung, tiêu đề của từng chương cần bám sát từng giai đoạn cách mạng lịch sử của Đảng bộ tỉnh; ở mỗi giai đoạn cần rút ra bài học kinh nghiệm để làm rõ những đóng góp của ngành trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; con người, sự kiện, thời gian phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và giữa các chương, mục cần đảm bảo tính logic;...

Phát biểu tại hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Thanh Bình nhấn mạnh: Việc biên soạn Sách “Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai” có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc; thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự tri ân của thế hệ cán bộ, công chức ngành Kiểm tra Đảng tỉnh hôm nay với các thế hệ đi trước. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí nguyên lãnh đạo ngành Kiểm tra Đảng tỉnh qua các thời kỳ và khẳng định Ban Biên soạn sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiên cứu, bổ sung, biên soạn để hoàn thiện cuốn sách một cách hoàn chỉnh nhất, logic nhất. Dự kiến cuốn sách “Lịch sử truyền thống ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Gia Lai” sẽ xuất bản vào cuối năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.