Giữa thế giới ẩm thực, nghĩ về chữ cà phê 'Việt'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi không phải là ẩm thực gia, với văn hóa ẩm thực tôi thực sự yếu kém nhưng cũng như bao người Việt, tôi quan tâm tới những món ăn đồ uống Việt được thế giới biết đến. Đó là niềm tự hào đất nước của mỗi người.

Những hạt cà phê ở nông trường CADA - Đắk Lắk nơi những cây cà phê đầu tiên được người Pháp đem sang trồng ở Việt Nam
Những hạt cà phê ở nông trường CADA - Đắk Lắk nơi những cây cà phê đầu tiên được người Pháp đem sang trồng ở Việt Nam


Có lẽ không một người Việt nào không biết tới phở Hà Nội, mì Quảng, bánh cuốn Thanh Trì, hủ tiếu Mỹ Tho, cốm Vòng, bún bò Huế… Còn rất nhiều món ngon khác như bánh mì kẹp thịt, cá kho tộ, gỏi cuốn, và hơn chục loại cháo cá cháo lươn khác. Dầu vậy chúng chỉ được lưu ý trong giới sành ăn, đơn giản vì chúng thiếu một cái tên quê Việt. Nói khác đi, khi món ăn thức uống không gắn bó với một tên quê Việt ở nơi đó, dù ngon mấy cũng khó được người Việt ở nơi khác lưu tâm. Người Việt không lưu tâm làm sao người nước ngoài lưu tâm?

Tất nhiên sự quyến rũ không chỉ là cái tên, không phải cứ gắn một tên Việt vào là rủ rê mời gọi được thiên hạ. Cái tên Việt tôi muốn nói ở đây là nó phải chứa được bản sắc Việt. Ẩm thực cũng như văn học nghệ thuật, cứ đi đến tận cùng bản sắc Việt sẽ đi đến tận cùng thế giới.

Một lần sang Mỹ, tới San Jose - Bắc Cali thăm họa sĩ Hoàng Ngọc Biên, quá trưa phải dừng lại giữa đường ăn trưa. Chúng tôi tìm tới một quán cơm Việt có tên Hùng - Thái Bình. Cái tên thật quá quen thuộc với người Việt nhưng người nước ngoài không biết tiếng Việt chắc chắn chẳng biết đó là gì. Cứ tưởng quán này chỉ phục vụ riêng cho người Việt, nghĩ bụng trong quán chỉ vài chục người Việt là cùng, chẳng ngờ nó đông khủng khiếp, mấy trăm thực khách chật cứng nhà hàng một lầu một trệt.

 

Phở đã vào từ điển thế giới và được rất nhiều người biết tới
Phở đã vào từ điển thế giới và được rất nhiều người biết tới



Người ta bảo chúng tôi phải lấy ticket và đợi. Ticket bàn ăn chúng tôi có số 172, nhân viên phục vụ cho biết phải đợi ít nhất một giờ nữa. Không đợi được, chúng tôi phải đi tìm quán khác, tuy vậy ai cũng xúc động tự hào về anh chàng Hùng Thái Bình này. Một quán cơm thuần Việt 100% từ cái biển hiệu trở đi, cả cách sắp đặt bàn ghế lẫn sự tất bật của nhân viên cũng rất Việt. Một mùi ẩm thực Việt dậy lên tràn ngập cả nhà hàng khiến anh bạn tôi không chịu được phải chạy ra khỏi nhà đứng khóc một mình, hỏi sao thì bảo nhớ nhà quá. Vậy mà nhìn lướt qua thấy rất ít người Việt, một nửa là người tây - Nam Á, nửa còn lại là người Âu - Mỹ. Ngạc nhiên chưa?

Chúng tôi tìm đến một quán có tên Bún bò Huế, rất mừng được ăn ngay không phải sắp hàng chờ đợi, nhưng cũng rất buồn vì quán khá vắng, chỉ có hai bàn, bàn của chúng tôi và bàn một gia đình Việt khác. Chúng tôi ăn bún và nhanh chóng nhận ra vì sao quán vắng. Bún không là bún Huế, bò cũng không phải bò Huế, nước dùng thậm chí không có chút mùi vị nước dùng bún phở Việt. Nó chỉ là món nước súp vô hồn vô vía.

Câu chuyện nhỏ trên cho hay ẩm thực Việt muốn ra thế giới trước tiên và trên hết phải chứa được cái chữ Việt, cái chữ Việt của bản sắc. Đừng nghĩ chữ Việt theo nghĩa thuần Việt. Bánh mì không phải của người Việt, nhưng bánh mì kẹp thịt Sài Gòn có tên một trong mười món ăn Việt ưa thích nhất của người nước ngoài. Chả cá, bánh xèo, gỏi cuốn… có trong ẩm thực Ấn Độ, Malayssia, Trung Quốc lại được CNN coi như những món ăn thuần Việt không thể bỏ qua.


 

 Ly cà phê sữa đá Việt mong ra được với thế giới
Ly cà phê sữa đá Việt mong ra được với thế giới


Giữ gìn bản sắc là cấp thiết và lớn lao, với thế giới thời 4.0 này thì việc tạo ra bản sắc còn cấp thiết và lớn lao hơn. Xuất khẩu cà phê nhiều nhất là Brazil, Colombia, Etiopia… nhưng những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất là của Mỹ, Ý, Canada và Pháp... Việt Nam xuất khẩu cà phê xếp thứ hai thế giới nhưng các thương hiệu cà phê Việt tuồng như chìm nghỉm trong thế giới cà phê. Tuy nhiên cà phê sữa đá lại được Bloomberg bình chọn là top 10 thức uống ngon nhất thế giới và tổng thống Obama khi công du tại Việt Nam lại ngỏ lời muốn được thưởng thức loại đồ uống này.

Vậy phải làm sao để cà phê sữa đá trở thành loại đồ uống được nhắc tới nhiều như phở khi người ta nói về ẩm thực Việt. Đó cũng là khát vọng mà một lần ngồi với ông chủ hãng sữa NutiFood tôi được nghe tâm sự. Nghe nói, NutiFood sắp tung ra một sản phẩm là Cà phê sữa đá tươi. Liệu NutiFood có thực hiện được khát vọng đưa cà phê sữa đá Việt là thương hiệu đáng nhớ của người Việt và thế giới hay không?

Thừa nhận Cà phê sữa đá là đồ uống thông minh, phù hợp với thời đại 4.0. Dẫu sao tôi cũng thích tên Cà phê sữa đá Việt hơn là tên Cà phê sữa đá, vì với người Việt nó thân thiện hơn, với thế giới nó hấp dẫn hơn.

Là tên nào thì nó cũng phải tạo ra được bản sắc Việt, cà phê phải là cà phê Việt và sữa cũng phải là sữa Việt. Ngay cả cục đá lạnh tưởng như không bản sắc cũng phải tạo cho nó một phong cách, một sức sống, để nó luôn có mặt bên cạnh người dùng mọi lúc mọi nơi mà không cần điện và tủ đá. Tạo ra sự khác biệt đã khó, tạo ra sự khác biệt chứa được chữ Việt càng khó hơn, một thách thức không hề nhỏ.

Nguyễn Quang Lập (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.