(GLO)- Nghi lễ cúng giọt nước (hay bến nước) của người Jrai ở vùng phía Nam sông Ba và nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng ở vùng đầu nguồn thuộc quần sơn Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có nhiều điểm tương đồng cơ bản nhưng vẫn có sự khác biệt.
(GLO)- Với người Jrai ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), giọt nước không đơn thuần là nơi tập trung lấy nước phục vụ sinh hoạt, cùng nhau chuyện trò sau một ngày lao động vất vả mà qua hình ảnh thân thương này, bà con còn thể hiện ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương.
Cũng giống như nhiều đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, giọt nước đối với đồng bào DTTS ở Kon Tum là biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của bà con. Tập quán sử dụng giọt nước được bà con duy trì, gìn giữ đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn.
(GLO)- Trung tuần tháng 6 vừa qua, Hội Cựu chiến binh huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Lữ đoàn Công binh 7 (Quân đoàn 3) và Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang tiến hành xây dựng lại công trình giọt nước làng Thung (xã Hnol) đã bị sạt lở, bồi lấp. Qua đó, các đơn vị đã giải tỏa nỗi lo của dân làng về nguồn nước sinh hoạt.
(GLO)- Với công dân “gốc Pleiku“ ở xóm Đức An và quanh đó độ tuổi xấp xỉ sáu mươi trở lên nhiều người còn nhớ con suối Ia Kring mùa khô nước trong veo; lại được nghe kể, đầu nguồn có “Giọt nước“. “Đầu nguồn“ bây giờ là miếng đất trống cây cỏ dại um tùm trên đường Lê Thánh Tôn, bên trái đường Châu Văn Liêm (theo hướng về trung tâm thành phố). Chân vực khu đất ấy, tre nứa phủ xanh, ken dày xưa kia có một “giọt nước“.
(GLO)- Cảm giác đang sống ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển luôn gây cho tôi sự thích thú. Bao ý nghĩ chênh chao bay bổng tựa những ngọn núi ngàn đời lặng lẽ từ trên cao đưa ánh nhìn ra bốn phương tám hướng và trầm ngâm ngẫm ngợi về cuộc sống đang chuyển động không ngừng.
(GLO)- Những năm 80 thế kỷ trước, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đa phần vẫn ăn nước giọt, tắm rửa, giặt giũ ngay trên giọt nước. Mỗi làng thường có 2 giọt nước riêng cho nam và nữ, là nơi có thế đất hợp thủy, nhiều mạch ngầm.
(GLO)- Sau một thời gian dài phải sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, đầu tháng 8 này, người dân làng Ktu (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai) rất phấn khởi vì được Huyện Đoàn Đak Đoa hỗ trợ xây dựng, cải tạo nguồn nước. Niềm vui ấy càng nhân lên gấp bội khi giọt nước-biểu tượng văn hóa của dân tộc Bahnar-vẫn được tiếp tục giữ gìn.