Giông lốc quật gãy nhiều thân, cành cây đa di sản lớn nhất tỉnh Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trận giông lốc lớn đã quật gãy nhiều thân, cành của cây đa di sản hàng trăm năm tuổi ở bên hồ Tà Đùng ( Đắk Nông ), nơi được ví như "vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên.
Nhiều cành, thân của cây đa di sản ở Đắk Nông bị giông lốc quật gãy. Ảnh: Phan Tuấn

Nhiều cành, thân của cây đa di sản ở Đắk Nông bị giông lốc quật gãy. Ảnh: Phan Tuấn

Sáng 24.3, ông K'Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Som xác nhận, khoảng 16h hôm qua (23.3), trên địa bàn xã xảy ra trận mưa lớn, kèm theo giông lốc.

Trận giông lốc đi qua đã khiến cho phần thân chính của cây đa di sản và nhiều cành cây lớn, nhỏ khác bị bẻ gãy. Hệ quả cây đa di sản hơn 200 năm tuổi trở nên xơ xác.

Thân cây đa di sản có hình dáng độc đáo. Ảnh: Phan Tuấn

Thân cây đa di sản có hình dáng độc đáo. Ảnh: Phan Tuấn

Không chỉ có vậy, các cành, thân của cây đa di sản đã đổ ngã vào nhà của một người dân ở ngay bên cạnh. Sự việc này đã làm cho ngôi nhà bị hư hỏng phần mái.

Trước đó, Báo Lao Động thông tin, ở bon B'Srê B, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong có một cây đa rất lớn, tỏa bóng mát ngay bên vườn rẫy của bà con dân tộc Mạ.

Cây đa di sản có tên khoa học là Ficus Championii Benth, đây là cây đa lớn nhất tỉnh Đắk Nông với chu vi đường kính hàng chục mét, cao hơn 30m. Ảnh: Phan Tuấn

Cây đa di sản có tên khoa học là Ficus Championii Benth, đây là cây đa lớn nhất tỉnh Đắk Nông với chu vi đường kính hàng chục mét, cao hơn 30m. Ảnh: Phan Tuấn

Già làng ở đây không biết cây đa này có từ bao giờ, chỉ biết rằng qua mấy đời nay, nó vẫn đứng đây sừng sững. Vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Cây đa di sản có tên khoa học là Ficus Championii Benth. Đây là cây đa lớn nhất tỉnh Đắk Nông với chu vi đường kính hàng chục mét, cao hơn 30m.

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.