Giới trẻ nói tục chửi thề đã đến mức báo động?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nghe một người nói "định mệnh", "đậu xanh" mà bạn biết ngay nghĩa chính xác của từ đó và ý người đó muốn diễn đạt - tức là chửi thề đã thành "quen tai" từ mạng xã hội cho đến đời thực rồi đấy.

"Bạn bè thân thiết thì nói bậy với nhau rất vui" - Ảnh minh họa: LÊ HOÀNG ANH
"Bạn bè thân thiết thì nói bậy với nhau rất vui" - Ảnh minh họa: LÊ HOÀNG ANH




Miễn nhiễm với chửi bậy rồi?!

Dường như bây giờ ta có thể dễ dàng bắt gặp những câu nói tục chửi thề ở bất cứ đâu. Người thường xuyên sử dụng phần đông là các bạn trẻ, thậm chí cả các bạn nhỏ. Không chỉ các bạn nam, mà nhiều bạn nữ cũng hưởng ứng "phong trào" này một cách nhiệt tình.

Cách nói cũng không thẳng, sổ toẹt ra như trước, mà được biến tướng theo nhiều cách. Những cụm từ như "v*", "đm*", "sm*", "tđ*" cũng chẳng còn quá xa lạ trên mạng xã hội. Một fanpage trên Facebook có tên Chửi thuê chuyên dùng những câu chửi thề có tới hơn 2 triệu lượt thích và theo dõi. Mỗi bài viết có đến hàng chục ngàn lượt thích, và hàng trăm lượt chia sẻ.

Khi được hỏi quan điểm về hiện tượng này trong giới trẻ, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Vũ Trọng Tài (19 tuổi): "Nói bậy vui mà. Con trai có ai không nói bậy? Trong phim Hollywood cũng chử thề đầy ra. Nhưng mà chỉ nên nói tục với bạn thân hoặc khi cãi nhau thôi".

Vũ Kiều Trang (20 tuổi): "Em không nói bậy. Mọi người nói là quyền của họ, nhưng nếu bậy quá thì em không thích".

Trần Thị Hương Giang (22 tuổi): "Trước đây tôi ghét nói bậy lắm, mà giờ nghe nhiều quá nên miễn nhiễm rồi, không quan tâm nữa".

Lê Hoàng Anh (23 tuổi): "Nói tục, chửi thề cũng tùy từng người và từng thời điểm. Nếu là bạn bè thân thiết, nói bậy với nhau rất vui, càng thân lại càng nói bậy. Còn những người gặp ai cũng nói bậy thì..."

Vũ Thị Hà (24 tuổi): "Tôi không ủng hộ, cũng không hẳn phản đối, vì việc này có thể chấp nhận ở một mức độ nào đó. Nhiều khi lên mạng, đọc các coment nói tục cũng thấy vui vui. Cái này còn tùy vào cảm nhận của từng người".

"Sao bọn trẻ nói tục nhiều thế?" là câu trả lời của đa số người lớn tuổi được hỏi.

Có thể thấy, kể cả trong những người ủng hộ, việc nói tục vô tội vạ cũng là khó chấp nhận.

Có thay đổi được không?

PGS Văn Như Cương từng nói về vấn đề này của học sinh: "Nói bậy, chửi thề có thể do các em thấy người xung quanh nói nhiều, lại không được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo.

Nói tục, chửi bậy chắc chắn phản ánh một phần nào đó về văn hóa của mỗi người, nhưng không thể vì thế mà kết luận rằng các em có tư tưởng bệnh hoạn, thiếu đạo đức. Hiện tượng này là do thói quen đa phần không thuộc về bản chất, ý thức của các em học sinh".

Tuy nhiên, để bỏ hoàn toàn thói quen "dân dã" này là điều rất khó.

Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân từng nói: "Xóa nói tục, chửi thề chỉ là ảo tưởng thuần túy mà thôi. Song chúng ta có thể đẩy lùi, thu hẹp và hạn chế nói tục, chửi thề tại một số không gian, trước hết là những nơi công cộng bằng cách khuyến nghị và xử phạt".

Còn theo nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến, vấn đề cốt lõi không phải là đưa ra quy tắc rồi bắt người dân làm theo, không theo thì phạt, mà quan trọng phải là giáo dục lòng tự trọng con người - tức là nếu bản thân không muốn sửa thì chẳng cách nào có thể cứu vãn được.

Hương Giang (TTO)

Có thể bạn quan tâm

222 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Gia Lai lần thứ XXIII-năm 2024

222 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Gia Lai lần thứ XXIII-năm 2024

(GLO)- Sáng 30-5, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Gia Lai lần thứ XXIII-năm 2024.
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024: Hướng về cộng đồng

Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024: Hướng về cộng đồng

(GLO)- Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 đang diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cộng đồng. Với khí thế sôi nổi và tinh thần nhiệt huyết, tuổi trẻ Gia Lai quyết tâm triển khai thực hiện chiến dịch thành công, hiệu quả, đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và đảm bảo an sinh xã hội.
Lá chắn cho trẻ em trên môi trường mạng

Lá chắn cho trẻ em trên môi trường mạng

(GLO)- Tiếp xúc sớm với môi trường mạng xã hội nhưng thiếu kỹ năng nên nhiều trẻ em gặp tác động tiêu cực, thậm chí tổn thương nặng nề. Vào dịp nghỉ hè, trẻ em dễ sa đà vào game và mạng xã hội hơn ngày thường. Tạo “lá chắn” để bảo vệ các em là điều cần kíp.

Các đoàn viên, người lao động của Công ty nêu thắc mắc tại buổi đối thoại. Ảnh Hà Duy

Gia Lai tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội cho hàng trăm người lao động

(GLO)-Sáng 25-5, Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức đối thoại, truyền thông, tư vấn về chính sách BHXH cho gần 100 người lao động của Công ty cổ phần Chăn nuôi Bò thịt-Bò sữa Cao Nguyên (xã Đak Yă, huyện Mang Yang).