Giấc mơ làm giàu từ vịt trời của đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với ước mơ làm giàu trên chính quê hương của mình, đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh quyết định rời thành phố về quê lập nghiệp.

Mô hình chăn nuôi vịt trời của đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh. ảnh: Trần Tuyên
Mô hình chăn nuôi vịt trời của đôi vợ chồng trẻ Hà Tĩnh. ảnh: Trần Tuyên


Cuối tháng 9.2020, cùng cán bộ Hội nông dân xã Đức Liên (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh), chúng tôi tới thăm mô hình chăn nuôi vịt trời của vợ chồng anh Nguyễn Minh Đức (SN 1977), chị Trần Thị Trung (SN 1990).

Anh Đức tâm sự: “Đầu năm 2016, vợ chồng chúng tôi về quê lập nghiệp. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi vịt trời nên ban đầu khi chỉ nuôi khoảng 500 con. Để đảm bảo chất lượng con giống, chúng tôi phải đặt mua từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội)”.

 

Nuôi vịt trời là mô hình khá mới mẻ trên địa bàn. ảnh: Trần Tuyên
Nuôi vịt trời là mô hình khá mới mẻ trên địa bàn. ảnh: Trần Tuyên


Để nuôi vịt trời, anh Đức đã xây dựng một khu trang trại bán hoang dã rộng khoảng 4ha nằm cạnh hệ thống thủy nông của địa phương. Đây là khu vực cách xa dân cư, bao bọc xung quanh là những cánh đồng rộng lớn, thỏa sức cho đàn vịt hoạt động.

“Vịt trời sinh trưởng tốt nhất khi được sống ngoài thiên nhiên, cung cấp đủ dinh dưỡng. Bèo tây, rau xanh, lúa, ngô, cám viên là những nguyên liệu chính để tạo nên nguồn thức ăn cho đàn vịt.

Sau 3 tháng, vịt đạt trọng lượng bình quân đạt 1,2kg/con, với giá bán 130 nghìn đồng/con, trừ chi phí, mỗi lứa vịt vợ chồng chúng tôi bỏ túi gần 30 triệu đồng”, anh Đức cho biết.

Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ việc tham quan các mô hình thành công đi trước, vịt trời phát triển tốt, trang trại của anh thu nhập ngày càng tăng. Tận dụng diện tích mặt nước, anh nuôi thêm cá chép, cá mè, đồng thời trồng xen các loại cây ăn quả như cam, ổi.

Mỗi năm, trang trại chăn nuôi vịt trời của đôi vợ chồng trẻ ở Hà Tĩnh nuôi 12 lứa vịt, cho ra thị trường hơn 6 nghìn con, thu về hơn 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, mô hình trồng cam cũng cho thu nhập gần 100 triệu đồng.


 

Gần 500 gốc cam gần đến ngày thu hoạch của vợ chồng anh Đức. Ảnh: Trần Tuyên
Gần 500 gốc cam gần đến ngày thu hoạch của vợ chồng anh Đức. Ảnh: Trần Tuyên


Anh Đức chia sẻ: “Tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa năm 2002, tôi ở lại Hà Nội với một công việc cho thu nhập khá, mở cơ sở sản xuất với 10 lao động làm việc thường xuyên. Còn vợ tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng truyền hình, làm nhân viên truyền thông”.

Đó là cuộc sống đáng mơ ước của biết bao bạn trẻ khi lên thành phố lập nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2016, vợ chồng anh quyết định rời thành phố nhộn nhịp trở về quê.

“Những ngày đầu mới về, họ hàng rồi làng xóm có nói ra nói vào, người ta bảo chúng tôi dại, ngồi làm văn phòng máy lạnh không thích, lại bỏ về quê dầm mưa dãi nắng, chân lấm tay bùn như thế này. Bỏ ngoài tai tất cả, vợ chồng tôi chỉ lo làm việc của mình. Giờ nhìn lại, cuộc sống gia đình luôn dư giả với mức thu nhập gấp nhiều lần làm văn phòng trước kia”, chị Trung bộc bạch.

Những thành công ban đầu đã giúp vợ chồng anh Đức có thêm động lực để phát triển, mở rộng mô hình của mình. Hiện anh đang tiến hành xây dựng khu du lịch trải nghiệm sinh thái phục vụ du khách vừa tới tham quan, vừa thưởng thức vịt quay, cây ăn quả của trang trại.

Đánh giá về mô hình của vợ chồng anh Đức, ông Trần Minh Công – Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết: “Đây là mô hình chăn nuôi vịt trời đầu tiên trên địa bàn. Thành công của mô hình kinh tế này không chỉ giúp anh Đức phát triển kinh tế gia đình mà còn là địa chỉ tin cậy để người dân xã tham quan, học tập, góp phần lan tỏa phong trào làm giàu ngay trên chính quê hương”.

 

https://laodong.vn/kinh-te/giac-mo-lam-giau-tu-vit-troi-cua-doi-vo-chong-tre-ha-tinh-838481.ldo

Theo TRẦN TUYÊN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).