Giá rét, tấm áo ấm và "chiếc cần câu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời tiết vùng cao đang giá rét, có nơi xuống đến 0 độ. Các đoàn thiện nguyện tiếp tục mang chăn, áo ấm, nhu yếu phẩm… lên tặng đồng bào. Tuy vậy, có điều người dân còn cần hơn - là các phương tiện lo cho sinh kế.

 

Các tổ chức thiện nguyện tặng chăn bông, áo ấm cho đồng bào vùng cao Yên Minh, Hà Giang (ảnh T.H)
Các tổ chức thiện nguyện tặng chăn bông, áo ấm cho đồng bào vùng cao Yên Minh, Hà Giang (ảnh T.H)



Những ngày này, dự báo thời tiết các tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên… đến Trường Sơn, Tây Nguyên… trời trở nên giá rét, có nơi xuống đến 0 độ làm ngưng trệ sản xuất, đời sống của nhiều vùng.
 

 Hàng hóa các tổ chức thiện nguyện tặng đồng bào vùng cao thường là áo quần, vật phẩm chống rét (ảnh T.H)
Hàng hóa các tổ chức thiện nguyện tặng đồng bào vùng cao thường là áo quần, vật phẩm chống rét (ảnh T.H)



Chia sẻ với cái lạnh miền biên viễn, đây cũng là thời điểm mà rất nhiều đoàn thiện nguyện kêu gọi, huy động nhân tài vật lực, lặn lội hàng trăm, hàng ngàn cây số, tìm đến những thôn, bản xa xôi nhất để chia sẻ hơi ấm từ những chiếc chăn bông, áo ấm đến đồng bào các dân tộc sinh sống tại đây.

Thử tìm kiếm hoặc mạng xã hội trên mạng Internet trong thời điểm này, sẽ thấy thông tin có nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện xã hội đang huy động hàng hóa, nhu yếu phẩm và chăn, áo ấm trị giá hàng trăm triệu đồng để tổ chức các chuyến từ thiện, mang hơi ấm đến các địa phương vùng cao.

Khó có thể cân đo, đong đếm được tấm lòng của các nhóm thiện nguyện miền xuôi, lặn lội, vất vả thế nào để chia sẻ với đồng bào mình ở các vùng xa xôi, biên giới.

Tuy vậy từ hoạt động tự phát này cũng nảy sinh không ít vấn đề cần cân nhắc, trong đó có hiện tượng "no dồn, đói góp" giữa các địa phương có giao thông thuận tiện, thường nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn so với nơi đi lại khó khăn.

 

Ngoài các áo quần, vật phẩm chống giá rét, đồng bào vùng cao còn cần công cụ, phương tiện sản xuất như trâu bò, con giống... để lo sinh kế trong năm (ảnh T.H)
Ngoài các áo quần, vật phẩm chống giá rét, đồng bào vùng cao còn cần công cụ, phương tiện sản xuất như trâu bò, con giống... để lo sinh kế trong năm (ảnh T.H)


Hoạt động biếu tặng nhu yếu phẩm, chăn bông, áo ấm liên tục diễn ra từ hơn mười năm qua, và năm sau nhiều hơn năm trước, đến độ nhiều địa phương như Hà Giang, trên trang thông tin điện tử của các chính quyền cơ sở đều có “Góc Thiện Tâm” để các đoàn từ thiện tiện việc liên hệ và phân chia vật phẩm đến đồng bào một cách kịp thời và công bằng nhất có thể.

Ông Sùng Mí Phừ, một cán bộ thôn ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang nói: Tấm lòng của người miền xuôi còn ấm hơn cả những tấm áo ấm, chăn bông, nhưng đồng bào hiện còn cần công cụ, phương tiện sản xuất…

Nên chăng bên cạnh những vật dụng chống mùa Đông rét mướt cho đồng bào, các đoàn thiện nguyện cần tính đến “chiếc cần câu” cho sinh kế lâu dài cho họ như trâu bò, con giống…

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/gia-ret-tam-ao-am-va-chiec-can-cau-872087.ldo

Theo Trung Hiếu (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...