Gia Lai: Tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai vừa có Công văn số 3128-CV/BTGTU về việc tuyên truyền Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý-2020.

 

Về hình thức tuyên truyền, kỷ niệm cần thiết thực, hiệu quả, đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo về phòng-chống dịch bệnh Covid-19, không tập trung đông người.  (ảnh internet)
Tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo về phòng-chống dịch bệnh Covid-19, không tập trung đông người. (ảnh internet)

Theo đó, trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để công tác tuyên truyền Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa và đạt hiệu quả thiết thực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo các Huyện, Thị, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh tham mưu, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sâu rộng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc truyền thống lịch sử, công lao, đóng góp của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về hình thức tuyên truyền, kỷ niệm cần thiết thực, hiệu quả, đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo về phòng-chống dịch bệnh Covid-19, không tập trung đông người. Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện trực quan, mạng xã hội; vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên đăng tải thông tin, tuyên truyền trên các trang mạng xã hội về truyền thống lịch sử thời đại Hùng Vương, Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng; giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về nguồn cội, thấu hiểu các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước… Cùng với đó, Sở Thông tin và Truyền thông định hướng quản lý và kiểm soát tốt thông tin, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong việc đăng tải, phổ biến thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hà Sự

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.