Gia Lai thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được Nhà nước giao đất, giao rừng, những người dân thuộc cộng đồng làng Đê Tar, làng Klăh (xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) trở thành những người chủ thực thụ trong việc trực tiếp tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Nhận tiền chi trả từ diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là thành quả lao động của người dân ở 2 làng này khi diện tích rừng nhận giao khoán được giữ gìn và bảo vệ tốt.

Người dân hưởng lợi từ rừng

Mặc cho cơn mưa rừng ngoài trời vẫn còn nặng hạt, nhưng người dân làng Đê Tar và làng Klăh đã có mặt bên trong Hội trường UBND xã từ rất sớm-ai nấy đều cùng một tâm trạng háo hức, chờ đợi. Ông Bơi-Ttrưởng thôn Đê Tar-cho biết: Cộng đồng làng Đê Tar có 70 hộ dân tham gia quản lý và bảo vệ gần 2.222 ha diện tích rừng nhận giao khoán. Tổng số tiền nhận được từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) chi trả cho người dân trong đợt này là 317,6 triệu đồng, trung bình mỗi hộ nhận được 4,5 triệu đồng. Đây là một khoản tiền lớn giúp họ trang trải trong cuộc sống lúc khốn khó nên ai nấy cũng đều phấn khởi.

 

Dịch vụ môi trường rừng giúp người dân vùng khó tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Ảnh: Minh Nguyễn
Dịch vụ môi trường rừng giúp người dân vùng khó tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Ảnh: Minh Nguyễn

Theo Trưởng thôn Bơi, sau khi nhận rừng giao khoán, làng đã tổ chức họp dân, thông báo rằng đây là diện tích rừng mà làng Đê Tar đã nhận chăm sóc, quản lý và bảo vệ. Do vậy, dân làng phải cùng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng; không được chặt phá cây rừng, lấn đất rừng làm nương rẫy, lúc đó Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền cho bà con. Khi dân làng ai nấy đều đồng tình, với tư cách là trưởng thôn ông đã chia những hộ dân này ra thành từng tổ, nhóm thường xuyên vào rừng kiểm tra, kiểm soát phần diện tích rừng mà làng đã nhận khoán, kịp thời thông báo với chính quyền khi phát hiện rừng bị xâm phạm.

Cùng trong tâm trạng vui mừng, ông H’Ngếch-Trưởng thôn Klăk-chia sẻ: Làng Klăh có 91 hộ đều tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ 389 ha rừng. Do diện tích rừng nhận khoán ít nên tiền chi trả DVMTR nhận được ít hơn làng Đê Tar, trung bình mỗi hộ chỉ được 611.000 đồng. Ngoài việc có thêm khoản thu nhập để cải thiện cuộc sống, người dân làng Klăk còn được hưởng lợi từ rừng, đó là những lâm sản phụ như: củi đốt, nấm, măng rừng, mật ong… Chính vì vậy nên người dân trong làng đều động viên nhau cùng tham gia giữ rừng, không để rừng bị xâm canh hay lấn chiếm đất rừng làm rẫy. Hàng tuần, hàng tháng, người dân làng Klăh đều phân công các tổ, nhóm (3-4 người) thường xuyên kiểm tra diện tích rừng nhận khoán.

“Mở rộng thêm hộ nhận khoán”

 

Nhận tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
Nhận tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Nguyễn Thanh Kính-Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng-chia sẻ: Tổng diện tích rừng được giao khoán quản lý và bảo vệ rừng của 2 làng Đê Tar, Klăh là trên 2.610 ha với tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả là 371,3 triệu đồng. Đây là tiền dịch vụ môi trường rừng của các năm 2011, 2012, 2013 được chi trả cho cộng đồng dân cư ở 2 làng này-những người trực tiếp tham gia quản lý và bảo vệ rừng, với tư cách là những chủ rừng. Trên cơ sở phê duyệt của UBND tỉnh về phương án bảo vệ rừng giai đoạn 2013-2017 đối với phần diện tích rừng của xã Kon Chiêng, UBND xã đã rà soát danh sách các hộ khoán, hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện ký cam kết quản lý, bảo vệ rừng với xã. Từ đó, xã lập kế hoạch chi trả gửi về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổng hợp chung trong kế hoạch thu, chi tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR.

Bên cạnh đó, UBND xã Kon Chiêng tổ chức thành lập tổ công tác gồm 16 thành viên với lực lượng nòng cốt là lực lượng công an, dân quân xã thường xuyên phối hợp cùng kiểm lâm địa bàn, trưởng thôn, tổ tự quản ở các làng hướng dẫn bà con tuần tra, canh gác trên diện tích rừng được giao khoán. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là số hộ dân ở làng Đê Tar tăng hơn so với trước (do tách thêm hộ mới). Hiện tại có đến 115 hộ nhưng trong số này chỉ có 70 hộ nhận khoán rừng và được chi trả tiền DVMTR.

Vì vậy xã đang xin chủ trương điều chỉnh mở rộng đối tượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng cũng như đối tượng được hưởng chính sách chi trả từ DVMTR. Giải quyết được điều này thì mọi thắc mắc của bà con sẽ không còn, khi đó rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn, chất lượng rừng  được nâng cao, tăng thu nhập góp phần từng bước ổn định đời sống người dân ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.