(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 790/QĐ-UBND ban hành kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 năm 2017.
Cán bộ cơ sở tập huấn theo Chương trình 135 giai đoạn II. Ảnh: T.N
Theo kế hoạch trên, UBND tỉnh Gia Lai giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan, các địa phương trong tỉnh để tổ chức 15 lớp tập huấn cho hơn 1.000 học viên trong thời gian từ nay đến cuối năm. Qua đó, nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng 287 thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc khu vực II của 14 huyện, thị xã, cán bộ cơ sở 65 xã đặc biệt khó khăn thuộc 4 huyện.
Đồng thời, nội dung trong tâm của chương trình tập huấn này là phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, việc triển khai thực hiện Chương trình 135, việc thực hiện các văn bản và quy định liên quan của Ủy ban Dân tộc, công tác quản lý tài chính Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, công tác lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Chương trình 135...
Thời gian qua ngày càng có nhiều bạn trẻ ở Đắk Lắk quyết định từ bỏ những công việc ổn định, lương khá để về quê khởi nghiệp , làm giàu và tạo công ăn việc làm cho người lao động bản địa.
Thời gian qua, tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục xảy ra các vụ tai nạn ở các giếng nước, nhiều đến mức báo động . Nhiều người do chủ quan, bất cẩn đã không may trượt chân rơi xuống giếng sâu phải nhờ lực lượng chức năng can thiệp mới thoát nạn, trong đó có không ít trẻ em nhỏ tuổi.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô 2023 trên địa bàn tỉnh.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất phương án tổ chức giao thông các tuyến đường liên quan khi đóng đèo Prenn (cửa ngõ chính đến thành phố Đà Lạt) vào đầu tháng 2 tới.
Ngày 30.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin vừa phát hiện một cháu bé 4 tuổi bị rơi xuống giếng sâu, tử vong.
Rừng không chỉ là "lá phổi xanh" mà còn tạo sinh kế cho nhiều hộ gia đình, người lao động ở Đắk Nông có thêm điều kiện để giữ rừng , cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống.
Đắk Lắk không chỉ tự hào là thủ phủ cà phê, mà trên vùng cao nguyên này còn có những cánh đồng lúa bao la, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và tổng sản lượng lương thực trên 1,2 triệu tấn/năm của tỉnh.
Thay vì sum họp bên gia đình những ngày Tết, giữa núi rừng hùng vĩ trên núi Ngọc Linh ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) nhiều công nhân vẫn miệt mài bám núi, bám rừng để tuần tra, chăm sóc những khu vườn sâm Ngọc Linh...
Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đắk Lắk đang thu hút rất đông khách du lịch từ khắp các tỉnh thành đến tham quan, khám phá trong những ngày Tết Nguyên Đán 2023.
Cây sầu riêng được trồng rải rác ở vùng đất Tây Nguyên từ lâu, chủ yếu ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trải qua nhiều giai đoạn, đến nay sầu riêng đã trở thành thương hiệu ngay tại “thủ phủ cà phê”.
Cách đây lâu lâu, tôi nghe phong thanh người ta có ý định làm đường sắt lên Tây Nguyên, đâu như điểm đầu từ Tuy Hòa, lên Krông Pa của tỉnh Gia Lai, rồi từ đấy sẽ nhập vào đường sắt chạy dọc Tây Nguyên, song song với đường sắt đồng bằng. Tức cái đường Tuy Hòa - Krông Pa ấy là trục nối, nó tương tự như đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt hồi nào.
Từ ngày 20-23/1 (từ 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 2 Tết Quý Mão), tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng ước đạt 35.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 3.000 người.
Nhắc đến đặc sản Tây Nguyên, nhiều người sẽ nhớ đến và trầm trồ với các món ăn được chế biến từ cá lăng đuôi đỏ - loài đặc trưng của dòng sông chảy ngược duy nhất trên Tây Nguyên: Sông Sêrêpốk. Trên dòng sông này, nhiều “sát ngư” từng săn được thủy quái khủng, nặng gần 100kg...
Không sinh ra ở Tây Nguyên, nhưng hai anh em ruột Trần Hoàn và Trần Hảo chọn lập nghiệp ở mảnh đất Kon Tum. Sau rất nhiều thăng trầm và làm nhiều nghề, họ đã chọn cách trồng sâm Ngọc Linh để trả nghĩa mảnh đất Tây Nguyên.