Gia Lai: Năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là mục tiêu tổng quát được đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 mà UBND tỉnh vừa ban hành.
 

 Người dân đến giải quyết TTHC tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: Mộc Trà
Người dân đến giải quyết TTHC tại Bưu điện tỉnh. Ảnh: Mộc Trà

Theo đó, tỉnh Gia Lai sẽ tập trung phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số và thu hẹp khoảng cách số, góp phần phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân.

Cụ thể, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); bảo đảm 100% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận được cập nhật, quản lý và tổ chức thực hiện trên hệ thống một cửa của tỉnh; trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận và thụ lý qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; 100% báo cáo định kỳ và văn bản hành chính (trừ văn bản mật) được gửi nhận bằng văn bản điện tử; tối thiểu 70% các sở, ban, ngành có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời, kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ số để cung cấp dịch vụ công kịp thời; duy trì mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% UBND cấp xã; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình đến UBND cấp xã đạt 100%; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Ở lĩnh vực kinh tế sẽ ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng; kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP của tỉnh, góp phần nâng năng suất lao động hàng năm tăng 5-10% và phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử. Cùng với đó, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 50% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 30%.

Đến năm 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; hình thành các nền tảng dữ liệu mở phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng internet vạn vật (IoT); 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Ngoài ra, kinh tế số chiếm tối thiểu 15% GRDP của tỉnh; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 6-8%; phổ cập dịch vụ mạng internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.