Gia Lai: Một số hộ chăn nuôi khốn đốn vì dịch heo tai xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đàn heo của gia đình ông Hùng. Ảnh: L.H
Đàn heo của gia đình ông Hùng. Ảnh: L.H
Dịch heo tai xanh xuất hiện và bùng phát cùng với quy định cấm giết mổ, mua bán thịt heo đã khiến cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lâm vào tình cảnh khốn đốn.
Trang trại chăn nuôi heo của gia đình ông Nguyễn Trọng Việt Hùng (thôn 2, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) hiện đang nuôi trên dưới 400 con cả heo thịt lẫn nái. Trong số đó, có đến trên 60 con quá thời kỳ xuất chuồng vẫn không thể bán được, vì khó kiếm được người mua hoặc có mua nhưng bị ép tới mức giá quá thấp, không thể bán dù đến thời điểm hiện tại, đàn heo nhà ông vẫn khỏe mạnh.
Heo quá lứa giá mỗi ngày một giảm, cộng với chi phí chăm sóc để cầm cự mỗi ngày không hề nhỏ. Cầm chắc nguy cơ lỗ nặng, ông Hùng chua xót: “Trung bình heo khoảng 80-85 kg là người mua chuộng nhất, được giá nhất. Thế nhưng, trang trại gia đình tôi hiện đã có hơn 60 con đạt ngưỡng xấp xỉ một tạ. Heo càng lớn càng khó bán, giá thành càng giảm, trong khi chi phí để nuôi cầm cự khoảng 26 ngàn đồng/ngày/con. Lứa heo này gia đình tôi lỗ nặng là cái chắc! Đó là chưa kể đến khoản tiền thuốc men không nhỏ để phòng dịch trong thời gian vừa rồi”.
Cùng lâm vào tình cảnh tương tự, hộ gia đình anh Huỳnh Văn Tịnh (xã An Phú- TP. Pleiku) khổ sở vì đàn heo quá lứa mà không thể tìm ra mối bán. Vì chỉ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, có trên dưới 30 con nên vốn liếng đầu tư có hạn. Một lứa heo dừng lại là mọi thứ sinh hoạt, làm ăn khác của gia đình cũng chững lại theo.
Bà Võ Thị Kiều (TP. Pleiku)- một thương lái chuyên mua heo ở Gia Lai để xuất đi các tỉnh khác, cho biết: “Những vùng không có dịch sức tiêu thụ thịt heo vẫn giảm mạnh, vì thế heo nuôi khó bán. Gần đây, số hộ gọi tôi vào bắt heo quá lứa nhiều vô kể, chủ yếu là heo đã lớn đến độ trên dưới 1 tạ. Tuy giá chỉ 24.000 đồng đến 26.000 đồng/kg heo hơi tôi cũng không dám mua. Cá biệt có hộ ở Đak Đoa gọi bán tới 150 con, mức giá họ đưa ra chỉ là 24.000 đồng/kg mà tôi và các anh em thương lái khác cũng đành lắc đầu”.
Dịch heo tai xanh bùng phát tại nhiều địa phương trong tỉnh đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Với sự can thiệp kịp thời của ngành chức năng, tính đến ngày 7-10, toàn tỉnh chỉ còn ổ dịch tại 3 đàn heo của 3 hộ dân ở xã Ia Yok (huyện Ia Grai), những điểm khác cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, theo quy định của ngành chức năng, phải 21 ngày sau khi ổ dịch cuối cùng hết dịch mà không xuất hiện ổ dịch mới thì địa phương đó mới được công bố hết dịch. Điều đó có nghĩa là, dù heo bệnh chỉ còn ở huyện Ia Grai thì các khu vực khác đã hết dịch cũng chưa được phép giết mổ, mua bán thịt heo, vì chưa được công bố hết dịch. Chính vì thế, người chăn nuôi đành phải gắng cầm cự dù heo đã quá lứa, chờ ngày hết dịch mới hy vọng bán được khi thịt heo được tiêu thụ trở lại bình thường. Vậy là, khu vực không có dịch thì tâm lý người tiêu dùng e ngại khiến lượng heo xuất để thịt giảm, vùng có dịch thì không thể giết mổ… Các yếu tố ấy đã khiến heo nuôi lâm vào cảnh “chợ chiều” và người chăn nuôi phải khốn đốn.
Nhiều hộ khá bức xúc trước quy định cấm giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ của ngành chức năng. Họ cho rằng, cách làm trên có thể coi là an toàn, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả vì lợi ích của người chăn nuôi chưa được bảo đảm. Ông Nguyễn Trọng Việt Hùng, chủ trang trại chăn nuôi heo tại xã Biển Hồ, bức xúc: “Dịch bệnh xảy ra là rủi ro không mong muốn, là điều bất khả kháng, cả Nhà nước và người dân đều có trách nhiệm chung tay góp sức ngăn chặn, phòng- chống dịch. Song, ngành chức năng nên tăng cường khâu kiểm soát, khống chế tại các vùng có dịch; những điểm an toàn dù trong vùng dịch vẫn có thể duy trì hoạt động bình thường nếu kiểm soát tốt bởi đâu phải hễ có dịch là tất tần tật heo đều bị bệnh?
Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.