Gia Lai đạt 2 giải khuyến khích toàn quốc Cuộc thi “Lắng nghe con nói”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức lễ trao giải chung kết Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023.

Cuộc thi do Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, phát động từ ngày 1-5 đến 15-9 tại 50 tỉnh, thành phố vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của đông đảo trẻ em các dân tộc, với tổng số 13.311 tác phẩm dự thi (gồm 12.718 tranh và 593 clip). Tỉnh nhiều nhất là 4.247 tác phẩm, tỉnh ít nhất là 21 tác phẩm. Trong đó, 1.533 tác phẩm được lựa chọn qua vòng sơ khảo cấp tỉnh gửi về Ban tổ chức.

Các đại biểu, các tác giả đạt giải chụp ảnh lưu niệm. Ảnh nguồn Báo Phụ nữ Việt Nam

Các đại biểu, các tác giả đạt giải chụp ảnh lưu niệm. Ảnh nguồn Báo Phụ nữ Việt Nam

Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao 3 giải chuyên đề, 20 giải cho hạng mục sáng tác tranh và 17 giải cho hạng mục sáng tác clip. Tỉnh Gia Lai có 2 tác phẩm đạt giải khuyến khích của hạng mục sáng tác tranh và clip, gồm: em Trần Thị Thu Hiền (SN 2010, lớp 8A, Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) và nhóm tác giả Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi Trường Tiểu học và THCS số 1 Chư Đang Ya (huyện Chư Păh).

Cuộc thi nhằm tìm kiếm và lan tỏa các sáng kiến, sản phẩm truyền thông phù hợp với trẻ em dân tộc thiểu số và hỗ trợ cho hoạt động truyền thông của Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, góp phần xây dựng môi trường an toàn để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện trong môi trường gia đình; đồng thời, phát hiện những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong gia đình, trên cơ sở đó giúp các cấp Hội và ngành liên quan thiết kế nội dung, hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức phù hợp với thực tiễn, đối tượng.

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.