Gia Lai: Cậu học trò vùng sâu quyết tâm vào đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với đức tính kiên trì và chăm chỉ, cậu học trò Ksor Vit (lớp 12A6, Trường THPT Chu Văn An, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đang hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo máy khi tổng điểm khối A tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt 23,25 điểm.


Thầy Nguyễn Ngọc Thanh-giáo viên bộ môn Vật lý (Trường THPT Chu Văn An) còn nhớ như in cơn mưa chiều vào giữa tháng 8-2020. Khi thầy Thanh dắt xe ra về thì Ksor Vit thổ lộ: “Thầy ơi, em rất thích học những môn khoa học tự nhiên và muốn học ngành cơ khí liên quan đến máy móc, ô tô. Mong thầy giúp em với ạ”. “Tôi xúc động trước ý chí, sự quyết tâm của em ấy và cố gắng bằng kiến thức, kinh nghiệm có được để truyền thụ cho em”-thầy Thanh tâm sự.

Ngoài giờ học trên trường, em Ksor Vit tranh thủ phụ giúp công việc trong gia đình. Ảnh: Ksor Nam
Em Ksor Vit thường tranh thủ phụ giúp cha mẹ việc nhà. Ảnh: Ksor Nam

Vit là con thứ tư trong nhà có 6 anh chị em. 2 anh, chị đầu đã lập gia đình và ở riêng. Sau Vit còn 2 người em đang chuẩn bị lên lớp 2 và lớp 10. Chi phí sinh hoạt của gia đình và tiền ăn học 3 anh em đều trông chờ vào vài sào mì còm cõi và đàn bò hơn 10 con. Hiểu được hoàn cảnh gia đình nên Vit chưa bao giờ đi học kèm. Song Vit không thôi mơ ước trở thành một kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Suốt 3 năm THPT, Vit luôn giữ vững thành tích là học sinh tiên tiến. Vit chia sẻ: “Ở trên lớp em cố gắng nghe thầy giảng bài thật kỹ, những chỗ nào chưa hiểu thì không ngại hỏi lại thầy và các bạn học giỏi hơn. Em thích nhất là môn Toán và Vật lý. Mục tiêu của em là vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”. Khi nhắc đến ước mơ trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo máy, Vit trải lòng: “Em muốn học thật tốt về ngành chế tạo máy, tìm hiểu kỹ, chuyên sâu về cấu tạo, thiết kế, cơ chế vận hành, cách sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, động cơ, đặc biệt là ô tô. Em nghĩ là đây là ngành xã hội đang rất cần”.

Nói thì đơn giản song để đến gần với ước mơ, Vit phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần. Ngoài giờ học trên trường, Vit còn phải phụ giúp cha mẹ việc nương rẫy, cắt cỏ, chăn bò. Hầu như Vit chỉ học bài vào buổi tối. Những đêm cận kề ngày thi tốt nghiệp THPT, em không dám ngủ. Bên trong ngôi nhà sàn nhỏ ở buôn Đông Thuớ (xã Chư Gu), cậu trò lẩm nhẩm từng công thức, cần cù làm bài tập, luyện giải đề thi đến đêm khuya. “Em rất biết ơn thầy Thanh khi thầy luôn quan tâm, hỏi han và chỉ bảo em tận tình. Thầy luôn dành nhiều thời gian giải đáp các thắc mắc, những bài tập khó. Thầy thường xuyên phô tô tài liệu, cho em đề cương ôn tập, luyện thêm. Em tự dặn mình phải luôn cố gắng để không phụ lòng mong mỏi của thầy”-Vit tâm sự.

Vì phải phụ giúp cha mẹ công việc ban ngày nên em Ksor Vit chỉ học bài vào buổi tối (ảnh nhân vật cung cấp).
Vì phải phụ giúp cha mẹ công việc ban ngày nên em Ksor Vit chỉ học bài vào buổi tối (ảnh nhân vật cung cấp).

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cả thầy và trò đều vui mừng khi tổng điểm khối A của Vit là 23,25 điểm. Trong đó, môn Toán 8 điểm, Vật lý 7,25 điểm và Hóa học 8 điểm. “Nếu cộng cả điểm ưu tiên, tổng điểm của Vit là 26. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của Vit. Em đã đến gần hơn với ước mơ của mình”-thầy Thanh vui mừng nói.

Thế nhưng, trong niềm hân hoan của Vit xen lẫn nỗi lo lắng. “Nhà còn 2 em đang đi học. Nếu em học đại học sợ rằng cha mẹ không thể nuôi nổi vì kinh tế khó khăn lắm. Thầy Thanh động viên em bằng cách sẽ liên lạc nhờ các anh chị khóa trước đang học ở TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ nên em cũng bớt lo lắng phần nào. Sau khi nhập học, em sẽ tìm việc làm thêm để có chi phí sinh hoạt, học tập. Dù thế nào thì em cũng quyết tâm thực hiện ước mơ của mình”-Vit khẳng định.

PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.