Gia Lai: Ảm đạm chợ đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua Tết, phần vì thực phẩm còn dôi dư, phần vì một lượng không nhỏ người dân về quê ăn Tết chưa quay trở vào đã khiến việc buôn bán hàng hóa, nhất là thực phẩm tươi sống trở nên ảm đạm.
Đã 8 giờ ngày 15-2, nhưng tại khu vực cổng phụ bến xe nhỏ và đoạn đường Nguyễn Thiện Thuật- TP. Pleiku (Gia Lai) vốn là nơi tụ họp của chợ đêm- vẫn còn khá nhiều người bán. Lẫn trong những điểm buôn bán nhỏ lẻ của một số người thường tụ họp mọi ngày là không ít các tiểu thương còn “sót” lại của chợ đêm.
Vừa ngầy ngật bán hàng trong cơn ngái ngủ, chị Huỳnh Thị Đông-chủ một sạp rau, củ vừa kể: “Qua Tết đến giờ hầu như ngày nào tôi cũng phải bán đến tận sáng. Hàng ế lắm! Thường chẳng mấy khi phải bán đến tận sáng như thế này, có muộn cũng 4-5 giờ là dọn về, nhưng bây giờ vẫn phải bán. Lấy hàng bỏ mối cho người ta quen rồi, giờ hàng nhập về, không lấy làm sao được. Đành cầm cự, được tí nào, hay tí ấy!”.
8 giờ sáng 15-2, khu vực chợ đêm vẫn la liệt người bán. Ảnh: Lê Hòa
8 giờ sáng 15-2, khu vực chợ đêm vẫn la liệt người bán. Ảnh: Lê Hòa
Ngay sát bên điểm bán hàng của chị Đông là một điểm bán rau với la liệt súp lơ, cải bắp, củ cải, rau… của hai vợ chồng anh Long, chị Nga. Anh Long, vì quá buồn ngủ và mệt mỏi nên luôn miệng thúc vợ dọn hàng về nghỉ, đợi đêm sau tính tiếp. Còn chị Nga, phần vì tiếc của, sợ lỗ vẫn gắng níu chồng, chờ bán thêm được tí nào hay tí đó.
Chị kể: “22 giờ hai vợ chồng dọn hàng ra, người đem hàng đến thì nhiều mà người mua thì ít. Đầu năm thường vẫn giảm ít nhiều, nhưng năm nay thê thảm quá. Nhiều lúc tui phải coi mối bỏ hàng, chỗ nào không cần thiết phải bỏ, không dám lấy, giảm lượng hàng nhập xuống gần 1/3 vẫn không thể bán hết. Rau quả nào cần bán ngay mà ế lại coi như bỏ đi, thứ nào giữ được thì cũng lỗ nặng. Đầu năm đã chán như thế này nên chẳng hứng thú gì với buôn bán nữa”.
…Chợ đêm ế ẩm, nhiều chủ hàng vẫn cố gắng bươn chải lấn sang bán ban ngày để giảm bớt thua lỗ. Bởi thế mà từ sau Tết đến nay, sáng nào khu vực chợ đêm trên đoạn đường Nguyễn Thiện Thuật vẫn lộn xộn kẻ mua, người bán.
Cảnh mua bán ở chợ đêm đã buồn tẻ, chợ ngày cũng chẳng khá hơn là bao khi hàng hóa và người bán cứ mòn mỏi trông chờ người mua.
8 giờ 30 phút ngày 16-2, tại khu vực bán thịt thuộc khu vực nhà lồng (Trung tâm Thương mại Pleiku), cảnh buôn bán khá trầm lắng. Khu vực bán rau tươi có phần náo nhiệt hơn.
Chị Phạm Thị Kim Mai-chủ một sạp thịt heo ở khu vực này, cho biết: “Giá thịt heo tuy có giảm so với Tết, nhưng vẫn cao hơn một chút so với ngày thường do giá heo hơi mua về cao. Thường thì những ngày sát sau Tết hay bán chậm, sau đó ổn định dần. Nhưng năm nay đã gần nửa tháng trôi qua mà hàng bán vẫn rất chậm. Lượng thịt lấy về đã giảm hơn 1/3 nhưng vẫn có hôm bán không hết, phải bán đến chiều”.
Chung tâm trạng như chị Mai, chị Nguyễn Thanh Nga- tiểu thương buôn cá, mực, tôm tại khu nhà lồng còn cho hay: “Ít người mua đã đành, người mua hầu hết còn giảm lượng mua nên hàng bán cứ lắt nhắt, chán lắm!”.
Buồn tẻ là vậy, song các mặt hàng thực phẩm tươi sống vẫn còn khá hơn so với các tiệm tạp hóa, hàng khô. Khách đến mua tại các cửa hàng này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy vậy, ai cũng phải cố gắng mở cửa duy trì việc mua bán.
Lý giải cho tình cảnh buôn bán ảm đạm, nhiều tiểu thương đồng quan điểm: Phần vì sau Tết, ai cũng mệt mỏi và ngán với đồ ăn, nhất là đồ nhiều mỡ; cộng với “hậu quả” của việc chi tiêu, sắm sửa ngày Tết khiến cho túi tiền phần nào eo hẹp lại. Lượng người về quê ăn Tết, người làm ăn thời vụ… chưa quay trở lại Gia Lai nên lượng hàng hóa tiêu thụ cũng không cao. Giá các mặt hàng thịt, cá, tôm có phần cao hơn một chút so với ngày thường, song các mặt hàng rau, củ lại có chiều hướng giảm.
Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.