Do phần lớn các dự án bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đến chậm tiến độ, các địa phương và doanh nghiệp đã kiến nghị Bộ Công Thương gia hạn giá FIT (giá mua điện ưu đãi, cố định trong 20 năm).
Thanh tra Chính phủ cho biết cơ quan này đã có văn bản chuyển các vụ việc liên quan đến điện tới Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Công ty cổ phần Điện gió Nam Bình vừa có công văn kiến nghị Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Mua bán điện thuộc EVN, cho phép Nhà máy Điện gió Nam Bình 1 (Đắk Nông) được vận hành thương mại tạm thời, với giá chỉ bằng 50% khung giá điện gió trong đất liền.
Bộ Công Thương nhận định, việc phối hợp các nguồn thủy điện, nhiệt điện và điện mặt trời sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn, gây sức ép lên giá bán lẻ điện. Vì thế, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) cần được cân nhắc ở mức độ phù hợp với lưới điện.
Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, tới đây, chính sách mới cho điện mặt trời áp mái sẽ thay đổi, trong đó sẽ không còn cơ chế giá FIT (giá ưu đãi cố định).
Cơ chế đấu thầu khiến nhiều người lo lắng cho số phận của của nhà đầu tư điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi khi nhiều dự án có thể không kịp tiến độ để về “đích“ trước ngày 31.10.2021 để hưởng cơ chế giá cố định (giá FIT). Bởi sau thời điểm này, cơ chế giá sẽ thay đổi.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho biết, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) vừa có văn bản trả lời về kiến nghị “Kéo dài cơ chế giá FIT cho điện gió, điện mặt trời“ do hiệp hội gửi vào trung tuần tháng 12-2020. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết đang nghiên cứu, tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), mặc dù cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, song, chính sách giá FiT có một số hạn chế như các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng bức xạ mặt trời tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực.