Gen Z, thế hệ đáng học hỏi?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gen Z, thế hệ mới gia nhập thị trường lao động với những tư tưởng, hành động sáng tạo, khác biệt. Tuy nhiên, trong mắt các thế hệ trước, gen Z cũng dính nhiều 'tai tiếng'...

Gen Z (Generation Z) là thế hệ trẻ được sinh ra từ khoảng năm 1997 tới 2012; cũng có nhiều người cho rằng gen Z sinh từ năm 1995 đến 2010. Theo dự báo đến năm 2025, nhóm này sẽ chiếm gần một phần ba dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam.

Gen Z - "thế hệ bông tuyết"?

Lớn lên trong thời đại công nghệ bùng nổ, điều kiện vật chất và chất lượng cuộc sống ngày một được cải thiện hơn. Gen Z mang màu sắc riêng với cá tính nổi bật như sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tự tin thể hiện bản thân. Tuy nhiên, trong mắt các thế hệ trước, gen Z cũng dính nhiều "tai tiếng" như "cái tôi cao", "hay nhảy việc", "dễ tổn thương" (nên thường được ví như thế hệ bông tuyết), “không chịu khó chịu khổ”...

Chị Phạm Thị Kim Dung (31 tuổi, ở TP.HCM), chuyên viên hoạch định tài chính của một công ty bảo hiểm nhân thọ, cho hay công ty của chị khoảng 40% nhân sự gen Z. Trong quá trình làm việc chung với người trẻ, chị Dung chưa bao giờ gặp các trường hợp như “thích thì làm, thích thì nghỉ", sẵn sàng "bật sếp".

Chị Dung nhận định, việc thế hệ trước gắn mác xấu cho nhân sự trẻ này khi họ bắt đầu gia nhập thị trường lao động là ý kiến chủ quan. Vì đó là câu chuyện mà thế hệ nào cũng gặp phải, không phải riêng ở thế hệ gen Z mới xuất hiện.

"Các thế hệ trước thường có nhiều mối quan tâm khác như gia đình, con cái nên họ thường ưu tiên tính ổn định và gắn bó lâu dài với công việc. Còn thế hệ gen Z vẫn có gia đình sẵn sàng chu cấp tiền hằng tháng, không bị áp lực kiếm tiền nên họ quan tâm nhiều hơn tới những yếu tố khác của công việc như: trải nghiệm, quyền lợi phù hợp, điều kiện phát triển… để làm bước đệm cho kế hoạch lâu dài. Cho nên việc người trẻ thay đổi môi trường làm việc để phù hợp với bản thân là việc bình thường", chị Dung nói.

Là một người thuộc thế hệ gen Z, anh Trần Lê Quang (22 tuổi, nhân viên của một trung tâm Anh ngữ) cho rằng, thế hệ nào cũng có cách làm việc, cách sống và cách thể hiện tính cách riêng. Anh Quang khẳng định, trong công việc người trẻ thường thẳng thắn đưa ra quan điểm riêng của mình, sẵn sàng phản kháng lại những điều bất công, không phù hợp.

"Tôi cũng từng "bật" sếp, nhưng "bật" ở đây là đưa ra ý kiến, quan điểm nhằm phát triển công việc với thái độ phù hợp, chứ không phải cãi sếp với thái độ hỗn láo, bảo thủ. Người trẻ muốn phải triển bản thân cần có tư duy phản biện, chủ động nói ra lập trường đúng nơi, đúng chỗ chứ không phải ngồi im để mọi người bắt tay chỉ việc cho làm", anh nói.

Nhân sự Gen Z được nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi sự dấn thân, khả năng sáng tạo và thích nghi nhanh

Nhân sự Gen Z được nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi sự dấn thân, khả năng sáng tạo và thích nghi nhanh

Những cái hay của gen Z đáng học hỏi

Chị Khánh Chi (29 tuổi, ở TP.HCM) đánh giá cao những tư tưởng hay, tiến bộ của thế hệ gen Z mà các thế hệ trước đáng học hỏi. "Các bạn trẻ có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, biết chủ động và sẵn sàng làm việc đêm khuya. Ngoài ra, gen Z còn biết cập nhật xu hướng, kiến thức mới để giúp phần làm mới công ty", chị nói.

Là nhân viên bộ phận hành chính - nhân sự của một cơ sở bảo trợ xã hội, chị Mai (30 tuổi, ở TP.HCM) nhận xét gen Z có nhiều ưu điểm, nhưng chị thích nhất là sự dấn thân, khả năng sáng tạo như được thăng hoa mà những thế hệ gen Y (thế hệ Millennials, sinh từ 1981 - 1996) như chị vì sự an toàn mà không dám thử nghiệm. Cộng thêm lợi thế về ngoại ngữ, khả năng vượt trội về công nghệ của các bạn trẻ đã góp phần làm công việc thêm thuận lợi vượt ngoài khả năng mong đợi.

Chị Mai nói thêm, chị cũng học hỏi nhiều cách làm sáng tạo của đồng nghiệp gen Z như cách sử dụng phần mềm Capcut, Canvas để làm bài thuyết trình với nhiều hiệu ứng bắt mắt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.

Người trẻ có suy nghĩ độc lập, tự chủ tài chính sớm và biết đầu tư sớm mang lại tài sản. Bên cạnh công việc toàn thời gian ở văn phòng, gen Z còn làm freelancer (người lao động tự do) và đầu tư vốn để tích lũy thêm. Cùng với đó, người trẻ cũng biết cách quan tâm đến sức khỏe tinh thần, yêu bản thân...

Trong quá trình tiếp xúc với nhiều nhân sự, chị Mai thấy, khoảng cách thế hệ là vấn đề hiện hữu tất yếu trong mọi thời đại. Người trẻ có đầu óc sáng tạo, nhạy bén với thời cuộc; thế hệ trước có nhiều kinh nghiệm thực tế. Thay vì chỉ trích, mỉa mai lối sống, nhận thức, tính cách của mỗi thế hệ, chúng ta cần biết tôn trọng sự khác biệt. Từ đó thấu hiểu và hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ.

"Gen Z là lực lượng lao động tiềm năng, có sự đột phá và các ưu điểm nổi trội. Mỗi doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo, năng động và các chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhóm lao động có chủ lực trong tương lai này", chị Mai chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

(GLO)- Chỉ còn ít phút nữa, 4 nhà leo núi sẽ chính thức tranh tài vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Trước giờ G, khán giả phố núi đang có mặt tại điểm cầu Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến Nguyễn Quốc Nhật Minh. 

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

  • (GLO)- Để tiếp sức cho “nhà leo núi” Nguyễn Quốc Nhật Minh ở chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, ngoài điểm cầu tại TP. Pleiku, nhiều người con Gia Lai đang học tập và làm việc ở khắp cả nước cũng đón đợi khoảnh khắc thi đấu của em qua sóng truyền hình trực tiếp.
Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Với vốn kiến thức sâu rộng cùng sự bản lĩnh, tự tin, em Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế quý II để bước vào tranh tài ở trận chung kết. Cùng nhìn lại hành trình đáng tự hào của chàng trai Phố núi tại sân chơi trí tuệ này.

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

(GLO)- Thanh xuân của bạn đã rực rỡ hay chưa? Hãy cùng nghe câu chuyện của chị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon's Coffee Farm và quán cà phê "bây giờ và ở đây” để hiểu hơn về một người trẻ không ngại "sai số", trải nghiệm để thành công. Tất cả có tại Podcast Chuyện Người Gia Lai số 9.

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(GLO)- Cuộc tranh tài của 4 “nhà leo núi” xuất sắc nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào 8 giờ 30 phút, ngày 13-10-2024. Trong đó, Gia Lai có chàng trai Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương). Nhật Minh cũng là người mang cầu truyền hình Olympia đầu tiên về với tỉnh.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.