Gen Z 'nghẹt thở' khi bị cô lập chốn công sở?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mỗi ngày đều sợ hãi khi đến công ty, sống khép nép, e dè vì sợ bị đồng nghiệp soi mói… Đã từng có giai đoạn, nhiều Gen Z cảm thấy nghẹt thở, áp lực vô cùng khi bị chính đồng nghiệp của mình cô lập.

Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z (Generation Z, là nhóm người trẻ được sinh ra từ năm 1997 - 2012; cũng ý kiến cho rằng Gen Z sinh từ năm 1995 - 2010), môi trường làm việc và đồng nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu khi tìm kiếm công ty.

Môi trường làm việc độc hại và sự cô lập là những vấn đề nổi cộm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, hiệu suất làm việc của nhiều người trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z.

Những yếu tố này không chỉ khiến nhiều Gen Z cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như giảm sút năng suất làm việc, tăng tỷ lệ nghỉ việc, nhảy việc.

Gen Z suýt trầm cảm vì bị cô lập trong công ty

Là một Gen Z sống an toàn, khép kín nên sau khi ra trường, chị Kiều My (23 tuổi, ở TP.HCM) quyết định tìm cho mình một công việc văn phòng nhẹ nhàng. Vốn tưởng cuộc sống đi làm sẽ đẹp như trong tưởng tượng: xem công ty như ngôi nhà thứ 2, đồng nghiệp chính là bạn bè, anh chị em thân thiết, làm video ghi hình cuộc sống công sở. Nhưng không…

"Bản thân tôi luôn cảm thấy mình như người vô hình trong mắt mọi người. Mỗi khi cả phòng đang tụ họp nói chuyện đông vui, chỉ cần thấy tôi đến là ai về chỗ đấy. Những buổi cà phê tám chuyện ngoài giờ cũng chưa bao giờ có mặt tôi cả. Tệ nhất là khi tôi phát hiện mọi người có nhóm chat chung trên Facebook nhưng không cho tôi tham gia", chị My kể.

Mỗi ngày đến văn phòng với chị My đều như tra tấn, chỉ biết cắm đầu cắm cổ làm việc, giờ cơm trưa cũng lủi thủi ăn một mình. Thậm chí, có đôi lúc, chị cảm giác mình chính là tâm điểm bàn luận trong những cuộc nói chuyện của đồng nghiệp. Thậm chí khi làm việc nhóm, đồng nghiệp không lắng nghe, ghi nhận ý kiến của chị. Vì họ ở thế số đông nên chị cũng đành cam chịu mà làm theo.

"Lúc đó, trưởng nhóm cứ cố tình làm khó tôi. Họ khắt khe với tôi từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Đi làm, biết là không tránh khỏi chuyện có người thích người ghét nhưng khi nhận ra mình bị cô lập, mọi người đi chơi không rủ mình rồi loại trừ mình ra khỏi các hoạt động chung… Bản thân tôi cũng tự đặt ra rất nhiều câu hỏi. Liệu rằng mình đã làm gì sai để bị đối xử như thế. Việc này với tôi là một cú sốc rất lớn khi chỉ mới chập chững đi làm", Gen Z này nói.

Đó là cuộc sống của chị My 2 tháng trước. Hiện tại, chị đã xin nghỉ việc ở công ty cũ, dành thêm thời gian để học hỏi, nghỉ ngơi, tìm kiếm môi trường làm việc mới.

Nhiều người cảm thấy áp lực, sợ hãi khi bị cô lập ở nơi làm việc

Nhiều người cảm thấy áp lực, sợ hãi khi bị cô lập ở nơi làm việc

Từng chứng kiến đồng nghiệp của mình bị cô lập, anh Ngọc Tuấn (24 tuổi, ở TP.HCM) cho hay, bản thân anh rất muốn giúp đỡ, kết nối với bạn đó nhưng sợ "vạ lây".

"Ai cũng muốn bảo vệ mình trước hết. Chốn công sở là nơi lắm người nhiều chuyện, nhiều khi ngồi không cũng dính đạn chứ chưa kể đến việc bảo vệ người khác. Một người bị cô lập ở nơi làm việc hay phải sống trong môi trường độc hại quá lâu, tinh thần chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Mà nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì tôi đảm bảo chất lượng công việc cũng sẽ đi xuống. Cuối cùng cũng vì mệt mỏi mà nghỉ việc thôi", anh Tuấn nói.

Anh Tuấn cho biết thêm, không chỉ cô lập, những người lao động như anh còn bị ám ảnh bởi một môi trường làm việc đầy rẫy "drama". Anh đã từng làm ở một công ty có nhiều điểm bất ổn, chẳng hạn như sếp gia trưởng, đồng nghiệp chia bè kết phái, thiếu tôn trọng đối với nhân viên, thường xuyên chỉ trích nếu có ai phạm lỗi…

"Ở trong một môi trường như thế lâu ngày, tôi thấy mình bị ảnh hưởng nhiều. Dù không tham gia vào nhưng nó làm tôi mệt mỏi, suy nghĩ", anh Tuấn nói.

Gen Z nên phản ứng hay tiếp tục chịu đựng?

Khi tiến hành một khảo sát với 10 người lao động trong độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi về vấn đề bị cô lập ở nơi làm việc, chúng tôi ghi nhận được 2 luồng ý kiến. Có 30% người chọn im lặng, tiếp tục cam chịu vì nghĩ mình "thấp cổ bé họng", "đơn phương độc mã" thì làm sao chống lại. 70% người chọn đứng lên bảo vệ mình bằng 2 cách, trao đổi trực tiếp hoặc nghỉ việc.

Chị Minh Phương (23 tuổi, ở Quảng Trị), người có tham gia khảo sát trên chia sẻ: "Đặt trường hợp mình bị cô lập ở nơi làm việc, tôi nhất định sẽ làm rõ đến cùng. Tính cách tôi thẳng thắn từ bé, nếu có điều gì không hài lòng thì cùng trao đổi rồi sửa chữa. Họ cô lập nhưng không làm gì quá đáng, ảnh hưởng tới công việc, danh dự của tôi thì không sao. Nhưng nếu chèn ép, tôi nghĩ mình sẽ trình bày vấn đề với sếp. Tôi tin, lãnh đạo công ty nhất định sẽ có cách giải quyết. Vì nếu để tình trạng nhân viên đấu đá, cô lập nhau kéo dài, công ty vẫn là bên chịu thiệt hại nhiều nhất".

Chị Phương nói thêm, từ ngày đi làm, chị luôn giữ vững quan điểm đi làm là để học hỏi, xây dựng sự nghiệp chứ không phải để tìm cho mình một ngôi nhà thứ hai cùng những người bạn tốt.

"Đi làm, tôi luôn giữ cho mình thái độ trung lập, không theo phe nào hết, tập trung công việc của bản thân, chủ động hòa nhập cùng mọi người. Nên giữ vững lập trường và không tham gia vào các cuộc trò chuyện tiêu cực. Điều quan trọng nhất là hoàn thành tốt công việc của mình, đồng nghiệp với nhau thân thiết thì tốt, còn không cứ sòng phẳng mà làm", chị Phương khẳng định.

Cùng tham gia khảo sát, chị Bảo Ngọc (26 tuổi, ở TP.HCM) có quan điểm, môi trường công sở là nơi chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày, vì vậy việc tìm kiếm một môi trường làm việc lành mạnh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn làm việc trong môi trường lý tưởng.

"Không ai mong muốn mình bị cô lập nhưng tôi nghĩ ai cũng cần chuẩn bị tinh thần từ trước. Nếu cảm nhận được mọi người chưa hài lòng về tôi điều gì đó, tôi sẽ trao đổi thẳng thắn, điểm nào thấy bản thân chưa đúng thì tôi thay đổi, cải thiện", chị Phương nêu quan điểm.

"Còn nếu đồng nghiệp ghét vì những lý do như ghen tị, cạnh tranh thì tôi sẽ chọn cách nghỉ việc. Ở lâu trong một môi trường mà mình không thoải mái, tinh thần tôi sẽ kiệt quệ, công việc cũng sẽ không tốt. Thà rằng bản thân mình chủ động thay đổi còn hơn là sống héo mòn ở một nơi không tôn trọng giá trị của mình", chị Ngọc nói.

Chị Mai Thanh, giám đốc khu vực của một công ty cung ứng nhân lực cho hay, nếu trong công ty có người bị tẩy chay, cô lập, bản thân chị sẽ tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng.

"Nếu nó xuất phát từ tính cách cá nhân thì người quản lý không nên can thiệp, nhưng nếu ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung thì tôi sẽ tìm hiểu, tổng hợp lại thông tin để xem xét, đánh giá và có phương án hỗ trợ, cải thiện rõ ràng", chị Thanh nói.

Chị Mỹ Nhật, chuyên viên tuyển dụng của một công ty bất động sản bổ sung, để giúp cho các nhân viên hòa đồng, không ai bị cô lập, lạc lõng thì công ty luôn cố gắng tạo cơ hội để các bạn gắn kết. Ví dụ như thường xuyên tổ chức các buổi đi chơi, team building… Ngoài ra thì cũng có những buổi chia sẻ, nói chuyện, trao đổi nhẹ nhàng về các vấn đề khó khăn mà các bạn gặp phải. Bất kỳ ai trong công ty nếu gặp khó khăn đều có thể trao đổi trực tiếp với người quản lý của mình.

Có thể bạn quan tâm

Phong phú hoạt động Halloween nơi phố núi Pleiku

Phong phú hoạt động Halloween nơi phố núi Pleiku

(GLO)-Tối 31-10, hoạt động Halloween tại Pleiku thu hút từ các em nhỏ ở trường mẫu giáo, đến các bạn trẻ sôi động tại quán cà phê, quán nhạc acoustic. Các hoạt động phong phú như hóa trang, biểu diễn nhạc rock, chụp hình check-in đem đến không khí lễ hội lung linh sắc màu cho người dân phố núi.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.