Gậy le "đả hổ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược có rất nhiều điều, nhiều chi tiết, sự kiện đã được ghi chép lại, được viết thành phóng sự, thơ ca… Nhưng có lẽ chưa mấy người biết rằng, thời gian đầu chống Pháp, ở một tỉnh miền núi như Gia Lai lại có một thứ vũ khí đa năng, đơn giản, được những cán bộ Việt Minh hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc Banahr tại Đak Đoa xem như vật bất ly thân. Đó là… gậy le. Sẽ không có gì đáng nói nếu đó chỉ là một cây le được chặt để làm gậy chống khi leo hay xuống núi. Thực tế, cây gậy le thô sơ này đã trở thành vũ khí hữu dụng, giúp những cán bộ vũ trang tuyên truyền “đả hổ, diệt thù” trong kháng chiến.
Ông Hồ Miên là cán bộ Việt Minh ngày ấy. Mới đây, trong dịp cùng ông về lại chiến trường xưa (làng Đê Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa), chúng tôi được nghe ông kể về cây gậy le, một trong những vũ khí của các ông thời kháng chiến chống Pháp xâm lược.
 Ông Hồ Miên về lại chiến trường xưa (làng Đê Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: Q.N
Ông Hồ Miên về lại chiến trường xưa (làng Đê Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Ảnh: Q.N
Cuối năm 1949, Đại đội 1 độc lập (thuộc Trung đoàn 120) được điều về huyện Plei Kon, thực hiện phương châm của Tỉnh ủy Gia Lai trong xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, đó là vừa phân tán để xây dựng lực lượng, vừa tập trung kháng chiến. Bởi thế, Trung đoàn 120 được chia nhỏ thành các “Đội vũ trang tuyên truyền” về các địa phương tuyên truyền về xây dựng lực lượng du kích ở các xã, đồng thời vận động thanh niên tòng quân chống Pháp. Ông Hồ Miên khi ấy là Trung đội trưởng Trung đội 1, được điều về vùng Đak Đoa. Ông Tuấn Tài (tức Trần Kiên) lúc đó là Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, trực tiếp chỉ huy Đại đội 1, đã giao nhiệm vụ cho ông Hồ Miên về làm Bí thư liên xã Nam và Bắc Đak Đoa (vùng Đak Sơ Mei hiện nay) thay cho ông Trần Mai về tỉnh nhận nhiệm vụ mới.
Với nhiệm vụ xây dựng lực lượng du kích tập trung để kháng chiến vùng Đak Đoa, ông Hồ Miên phải cùng “Đội vũ trang tuyên truyền” gồm 12 chiến sĩ nòng cốt xây dựng lực lượng du kích liên xã ở Đak Đoa. Bởi thế, các chiến sĩ phải phân chia nhau ngày ngày về tận các làng dân tộc thiểu số vận động bà con. Với một địa bàn rộng từ Kon Dơng và dọc đường 19 đến tận vùng Hà Đông (huyện Đak Đoa) hiện nay, để đi đến các làng, cán bộ phải vượt qua nhiều hiểm nguy rình rập như gặp địch giữa đường hoặc đi qua vùng rừng có nhiều thú dữ trong khi cả đội chỉ có 2 khẩu súng. Vì vậy, gậy le trở thành vũ khí phòng thân. Gậy được chọn từ cây le già, chắc, thường dài trên dưới 2 m, vót nhọn cả 2 đầu để nâng mức sát thương khi giao chiến. Rừng Gia Lai nhiều thú dữ, nhất là hổ. Chúng thường rình sẵn bên những con đường mòn trong rừng và có thói quen vồ mồi từ trên cao xuống, phía sau tới. Bởi thế, theo kinh nghiệm của đồng bào Bahnar, người đi rừng luôn luôn vác gậy le cao hơn đầu mình. Nói là gậy nhưng không dùng để chống mà luôn phải vác để sẵn sàng khi con hổ nhảy tới vồ thì vị trí ức và bụng hổ sẽ bị đầu nhọn của gậy le đâm trúng. Nếu gặp địch, chúng cũng không bắt bẻ hay quy kết, nghi ngờ vì tưởng đây là những người đi rừng đơn thuần.
Thật thú vị khi đứng giữa rừng Đak Sơ Mei hôm nay, được nghe “Người lính già đầu bạc/kể mãi chuyện Nguyên Phong” (ý thơ Trần Nhân Tông) của cán bộ Việt Minh ngày kháng chiến chống Pháp. Tôi không khỏi liên tưởng đến “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”. Tôi cũng mường tượng đâu đây có hình bóng của bao du kích Tây Nguyên cởi trần đóng khố, vai vác gậy le “đả hổ” trèo đèo lội suối, vượt rừng, hòa mình với dân làng Bahnar cùng cả dân tộc đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đi đến thành công.
 QUỐC NINH

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null