Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.

“Làm chơi, ăn thật”

Trò chuyện cùng chúng tôi, cô Huỳnh Thị Thanh Giang cho hay, cô quê ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Năm 2010, cô tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định. Một năm sau đó, cô được phân công về dạy học tại Trường THCS Trưng Vương (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện); đến năm 2017 thì luân chuyển về Trường THCS Nguyễn Tất Thành.

Đầu năm 2020, dịch Covid-19 ập đến, làm đảo lộn cuộc sống cũng như hoạt động dạy và học. Trong một buổi trực trường, cô Giang nảy ra ý định làm clip ngắn chế lời một bài hát trên nền nhạc có sẵn để cổ vũ phong trào phòng-chống dịch Covid-19. Không ngờ clip đã thu hút nhiều lượt người xem.Được học trò ủng hộ, động viên, cô tiếp tục làm một số clip khác. “Các em học sinh cứ bảo, tôi hài hước vui tính, hay làm video đăng YouTube, biết đâu sẽ được nhiều người thích. Và hình như tôi nhớ không nhầm thì clip đầu tiên đăng trên kênh này là clip thử thách “ăn chanh nhận quà” do tôi và các em thực hiện, nhận được rất nhiều lượt like. Với clip này, người xem như trở về tuổi thơ, trở lại mái trường xưa với cả bầu trời kỷ niệm”-cô Giang nhớ lại. Đó là nền tảng ban đầu để kênh YouTube có tên “Thanh Giang” ra đời.

Cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang và nút vàng YouTube. Ảnh: Phương Duyên

Cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang và nút vàng YouTube. Ảnh: Phương Duyên

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về các xu hướng trên YouTube, cô giáo trẻ nhận ra rằng, các clip dài thường thu hút số lượng người xem ít hơn clip ngắn. Do vậy, cô trò quyết định làm mỗi clip có độ dài chỉ 10-15 giây để vừa bắt kịp xu hướng, vừa phù hợp với điều kiện thực tế, không ảnh hưởng đến việc dạy và học. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, tận dụng giờ ra chơi, giờ lao động, cô Giang và một nhóm học sinh chừng 3-4 em có thể quay được đến 6-7 clip, tất nhiên là phải lên ý tưởng kỹ càng trước đó. Đây là các clip ngắn về những mẹo tính toán siêu nhanh, cách giải các bài toán “hack não” hoặc các video trò chơi hài hước giữa sân trường... Đơn cử, hôm chúng tôi đến, cô và trò đang quay clip chứng minh phép toán “4:3=2” rất… ngoạn mục, thông minh. Nhiều người xem đã để lại những bình luận “siêu đáng yêu” bên dưới như: “Đúng là cô giáo dạy giỏi” hoặc “Cô có nhiều cách tính mà con chưa được học ở đâu ạ. Cô dạy rất hay. Yêu cô”.

Theo thời gian, kênh YouTube có tên “Thanh Giang” dần thu hút đông đảo số lượt theo dõi, đăng ký kênh. Cô Giang lần lượt nhận được nút bạc rồi nút vàng YouTube (chỉ cách nhau hơn 1 tháng) khi số người đăng ký kênh tăng vọt từ 100 ngàn người lên 1 triệu người vào đầu năm 2022. Đây là thành tích mà không phải người làm công việc sáng tạo nội dung nào trên nền tảng này cũng đạt được. Hiện nay, con số này đã lên đến 1,6 triệu người. Có clip về giải toán mẹo thu hút 145 triệu lượt view sau 8 tháng đăng tải.

Nói về những thành tích bất ngờ đạt được, cô Giang chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi hình dung mình sẽ là một TikToker hay YouTuber. Vậy nên, tôi rất bất ngờ khi nhận được nút vàng. Có thêm thu nhập, cô trò rủ nhau đi ăn chè, uống nước. Thỉnh thoảng, tôi mua quà tặng các em, tái đầu tư cho các clip tiếp theo. Một số người tài trợ trang phục quay clip, quay xong, tôi cũng tặng hết cho học sinh”.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Với ngôi trường vùng III như Trường THCS Nguyễn Tất Thành, nơi có đến 97,3% học sinh dân tộc thiểu số, việc duy trì sĩ số luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bằng nỗ lực của tập thể sư phạm, trong đó có phần nhỏ công sức của cô Giang, công tác này luôn được đảm bảo với tỷ lệ duy trì sĩ số đạt trên 97%.

Cô Thanh Giang và học trò ghi hình clip giải đáp một bài toán mẹo. Ảnh: Phương Duyên

Cô Thanh Giang và học trò ghi hình clip giải đáp một bài toán mẹo. Ảnh: Phương Duyên

Em Siuly Huân (lớp 7B) vui vẻ cho hay: “Em hay xem YouTube, trong đó có kênh của cô Giang. Em thích nhất là các clip về cách giải toán hay. Em rất vui khi đến trường và thỉnh thoảng được tham gia làm clip cùng cô và các bạn”. Tương tự, em Hứa Thị Ngọc Bình (lớp 7A) chia sẻ: “Các clip của cô có nhiều bài học hay, nhiều phép tính hóc búa, thú vị. Xem kênh của cô, chúng em vừa học vừa chơi, thêm yêu trường mến lớp. Mỗi lần tới tiết học của cô là cả lớp đều háo hức. Sau này, em mong muốn trở thành một YouTuber mang lại cảm hứng tích cực cho cộng đồng”. Còn em Võ Thị Thu Hiền-người chuyên quay các clip giúp cô-hào hứng nói: “Cô rất vui vẻ, hài hước. Hồi đầu, có clip quay cả chục lần mới thành công nhưng cô luôn động viên, khích lệ. Ba mẹ em đều ủng hộ em tham gia hoạt động này”.

Nói thêm về dự định thời gian tới, cô Giang cho biết, mỗi ngày vẫn sẽ đăng ít nhất 1 clip để giữ tương tác; tiếp tới có thể phát triển kênh theo hướng cùng học sinh làm clip về các món ăn truyền thống Jrai. “Cũng từng có một số clip nhận ý kiến khen chê trái chiều, từ đó, tôi đã chú ý rút kinh nghiệm để làm tốt hơn”-cô Giang nói.

Dù vậy, cô giáo vùng III này luôn ý thức rằng YouTuber chỉ là “làm chơi”, công việc và đam mê chính của mình là dạy học. Cô luôn tự nhắc mình phải nỗ lực hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn. Và kết quả mà cô đạt được trong nhiều năm qua là danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thầy Nguyễn Văn Hà-Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tất Thành-cho biết: “Cô Huỳnh Thị Thanh Giang luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường. Việc cô Giang và học sinh cùng thực hiện clip đăng tải trên kênh YouTube đã tạo sự gần gũi, thân thiện, khiến các em yêu thích đến trường. Do đó, chúng tôi luôn khuyến khích, tạo điều kiện đối với hoạt động này”.

Cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang: “Việc dạy học và làm kênh YouTube hỗ trợ lẫn nhau và giúp ích cho tôi rất nhiều. Từ những kiến thức, kinh nghiệm của nghề giáo, tôi có nhiều ý tưởng để tạo ra nội dung hấp dẫn cho clip. Và khi những clip này được người xem đón nhận một cách nhiệt tình thì đó chính là động lực để tôi thêm yêu nghề giáo”.

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.