Gánh cháo của nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đều đặn mỗi sáng, nội tôi luôn thức dậy thật sớm để nấu một nồi cháo mang ra xóm chợ nơi đầu ngõ để bán. Ngày trước, nội bán cháo để kiếm thêm tiền nuôi 5 người con ăn học. Giờ đây, khi tuổi đã cao, nội vẫn bám lấy nghề chỉ vì đã quen với sự rộn ràng, huyên náo nơi xóm chợ mà nội đã gắn bó quá nửa đời người.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Mỗi sáng sớm, trong giấc ngủ mơ màng, tôi vẫn nghe thấy tiếng chân nội rảo bước thật nhanh trên nền gạch cũ vẫn còn ướt nhèm sương đêm để trở dậy nấu cháo. Đó là món cháo trắng nấu từ thứ gạo tẻ được nghiền vụn thành bột, sau đó cho thêm thịt và ít hành trong lúc nấu để dậy mùi thơm. Ngày trước, nội luôn tự tay xay gạo bằng chiếc cối xay đá đặt nơi góc bếp, sau đó để qua đêm rồi đợi đến sáng hôm sau dậy chất lửa nấu cháo. Chiếc cối ấy từng được nội coi như báu vật. Còn bây giờ, chỉ cần mang gạo ra hàng quán xay nên nội đỡ vất vả hơn. Món cháo ấy đã được tôi chọn lựa là thức quà sáng hàng đầu suốt những năm tháng được sống bên nội. Ngày ấy, mỗi sáng khi vừa thức dậy, chỉ cần dụi mắt rồi nhìn sang mặt bàn là tôi đã thấy nội để sẵn một tô cháo còn đang nóng hổi, chỉ đợi tôi thức dậy và thưởng thức. Đối với tôi, món cháo nội nấu rất ngon không chỉ bởi hương vị mà còn bởi trong ấy còn chứa đựng cả tình yêu thương.
Giờ đây, khi nội tuổi đã cao, con cháu trong gia đình không muốn nội cứ phải vất vả sớm hôm để nấu cháo đem ra chợ bán nữa. Vậy nhưng nội vẫn một mực muốn gắn bó với nghề. Nội vẫn còn yêu nhiều lắm cái góc chợ có cây đa già tỏa bóng mát. Nội cũng chưa muốn rời xa người bạn già góa chồng bán bánh cuốn lúc nào cũng thủ thỉ dăm ba câu chuyện với nhau suốt mấy chục năm qua. Nội còn luôn khăng khăng với con cháu rằng vẫn thấy mình còn khỏe, vẫn còn đủ sức để gánh cháo ra chợ bán, đó là niềm vui mỗi ngày. Và với nội, lao động giúp cho con người ta luôn trẻ. Nhiều lúc, con cháu bật cười vì nội luôn tự thấy mình còn trẻ trong khi tuổi tác thì đã cao. Vậy nên, con cháu trong gia đình lại đồng ý để nội tiếp tục làm nghề, chỉ khác là nồi cháo bây giờ nhỏ hơn để nội không phải cực nhọc gánh gồng như trước. Dù vậy, hương vị cháo vẫn như xưa, chẳng thể nào nhầm lẫn với bất cứ một hàng cháo nào trong xóm chợ.
Năm nay nội đã hơn 70 tuổi, nhưng ngày ngày vẫn gánh cháo ra chợ bán. Có lần rảo bước ra chợ, từ đằng xa tôi đã nghe thấy giọng hát của nội cất lên. Đó là một bài hát mang giai điệu dân ca quan họ Bắc Ninh ngọt ngào, sau đó là tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Lúc đó, tôi mới hiểu vì sao nội luôn thấy mình còn trẻ...
 Thúy Nga

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...