Gần 140 tỷ đồng cải tạo suối Cam Ly và thượng nguồn hồ Xuân Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình cải tạo suối Cam Ly, hồ chắn số 1 và cải tạo cảnh quan, đường giao thông thuộc khu vực thượng nguồn hồ Xuân Hương.

 Du khách căng lều trại ven bờ hồ Xuân Hương. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)
Du khách căng lều trại ven bờ hồ Xuân Hương. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)


Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình cải tạo suối Cam Ly, hồ chắn số 1 và cải tạo cảnh quan, đường giao thông thuộc khu vực thượng nguồn hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) với tổng kinh phí 138 tỷ đồng.

Cụ thể gồm hạng mục nâng cấp, cải tạo suối Cam Ly (suối dẫn nước về hồ Xuân Hương) có chiều dài 499m, điểm đầu giáp với hồ lắng số 1, điểm cuối tại đường Lữ Gia nối dài; hạng mục gia cố hồ lắng số 1 (nơi có nhiệm vụ chứa rác thải, lắng bùn đất trước khi nước đổ về hồ Xuân Hương) bằng kè bê tông cốt thép có chu vi 670m, phía trên đỉnh kè trồng cỏ tạo cảnh quan; hạng mục xây dựng mới tuyến đường từ nút giao Sương Nguyệt Ánh-Trần Quốc Toản đến đường Lữ Gia (bên phải suối Cam Ly), dài 803m, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị; hạng mục nâng cấp, mở rộng đường Lữ Gia hiện hữu, chiều dài tuyến 921m theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Mục tiêu của dự án nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà Lạt, giải quyết tình trạng ngập úng ở khu vực thượng nguồn hồ Xuân Hương (thường xuyên xảy ra vào mùa mưa hàng năm), hạn chế ùn tắc giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân, du khách được thuận tiện, an toàn.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng giao Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện từ nay cho đến năm 2025.

Theo Nguyễn Ngọc Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null