EVN Telecom về tay Viettel từ 1-1-2012

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính phủ đã quyết định chuyển giao công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) sang Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel).

Nguồn tin từ Bộ Thông tin- Truyền thông cho biết, mới đây Chính phủ đã chính thức có chỉ đạo chuyển giao EVN Telecom sang Viettel. Theo đó, các tài nguyên kho số, tần số đã cấp cho EVN Telecom sẽ được giữ nguyên hiện trạng để chuyển sang cho Viettel.

Đưa EVN Telecom về Viettel nhằm tái cơ cấu nghiệp Nhà nước.
Đưa EVN Telecom về Viettel nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
Được biết, Quyết định sáp nhập EVN Telecom vào Viettel của Chính phủ nằm trong quá trình tái thiết lại nền kinh tế quốc gia, trong đó có cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, viễn thông đang là một trong những lĩnh vực đi đầu trong việc tái cấu trúc này.

Trước khi EVN Telecom có quyết định chính thức của Chính phủ, Hanoi Telecom cũng đã đệ đơn lên Thủ tướng xin được mua lại phần băng tần 3G, cơ sở hạ tầng mạng 3G và hệ thống cáp quang của EVN Telecom với “nguyên giá trị đầu tư” và cả những cơ sở hạ tầng còn lại nếu Chính phủ có yêu cầu.

Đại diện EVN Telecom cho biết, doanh nghiệp này cũng đã được biết về quyết định của Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo của EVN Telecom còn đang tiếp tục làm việc với Bộ Thông tin- Truyền thông để có được định hướng phát triển tiếp theo. Bởi trong trường hợp EVN Telecom chuyển giao sang Viettel, thì doanh nghiệp này chỉ còn lại một nửa giấy phép sử dụng dải băng tần 3G.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.