Đường quyền Trịnh Quang Bích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dưới ánh điện mờ ảo trong ngôi chùa Phước Sơn An, người học trò như được tăng thêm một sức mạnh siêu nhiên nào đó, tung quyền cước với 2 cánh tay sải dài và quấn lấy hàng cột gỗ để ra đòn. Tiếng gối, chỏ đập mạnh vào trụ gỗ nghe nổi da gà.
 
Chùa Phước An Sơn, nơi võ sư họ Trịnh hàng ngày dạy võ.
Võ sư Trịnh Quang Bích gật đầu nhìn đệ tử mới thu nạp, còn võ sĩ Nguyễn Xuân Vinh tận mắt chứng kiến thì cho rằng, cả đời vẫn không thể giải mã được những bí ẩn và thần lực từ sư phụ của mình.  
Quan Âm chấp thủ
Quảng Ngãi năm 1970, chiếc máy đĩa Akai trong những quán bar vang lên lời hát của ca sĩ Chris Noel từ Hoa Kỳ đến Quảng Ngãi.
Dòng nhạc lạ để thưởng thức như một món ăn mới, sau đó mọi người lại trở về với giọng ca vang bóng thập niên 60, đó là ca sĩ Evis Phương, chàng trai có khuôn mặt dài, mái tóc chấm gáy và nụ cười mê hồn các cô gái trẻ.
Thời binh đao, cung nỏ đã lùi khá xa, nhưng trong câu chuyện bên đĩa nhạc của người dân lúc đó thì vẫn mê mẩn chuyện võ, kiếm hiệp, tung chưởng. Nhiều người bàn tán về môn võ bí truyền của một võ sĩ ẩn danh đã hạ 6 tên lính quân cảnh trong chớp mắt.
Những người chứng kiến kể lại rằng, 6 tên lính quân cảnh hành quân mới từ chiến trường trở về và mang theo vẻ ngang tàng của lính chiến sa trường. Chàng võ sĩ ẩn danh kia bị đẩy đến đường cùng buộc phải chống trả vì bị tấn công trực diện.
Đòn thế mà võ sĩ lạ mặt kia bung ra đầu tiên là chấp thủ Quan Âm, tức chắp tay giơ lên trời, người xoay ngang, chảo mã tấn, cả thân pháp trở thành một búp măng để ghế phang vào đầu trượt dài 2 bên. Sau khi đánh hạ lính quân cảnh, võ sĩ đó đã đón xe đi ra Đà Nẵng hoặc vào Sài Gòn ẩn dật một thời gian.
Những tên quân cảnh thô lỗ thấy đòn đầu tiên tấn công nhưng võ sĩ kia chỉ chống đỡ và nhượng vài đòn thì tiếp tục xông vào đấm đá hội đồng. Cùng lúc đó, người võ sĩ lạ mặt lặn thấp, đánh thốc từ dưới lên.
Đây là đòn đánh mà dân nhà nghề sẽ nhận ra đó là sở trường của võ Bình Định và môn phái ở Tây Sơn thường sử dụng. Võ sĩ lâm vào thế yếu trước đòn tấn công ào ạt của đối phương thì lặn sát địch thủ, sử dụng đồng bộ mông, vai, lưng để cản đòn, triệt đòn, sau đó tay ra đòn liên hoàn đánh thốc vào các điểm hạ bộ, chấn thủy, cằm, mặt.
 
Cố võ sư Trịnh Quang Bích.
Võ sĩ lạ mặt lâm chiến đã phải ra tay cực nhanh và hiệu quả, vì nếu chậm vài giây thì sẽ có âm thanh của kim hỏa đập vào hạt nổ từ thân súng, vì lính quân cảnh đều mang vũ khí.
Sự mau lẹ cực kỳ của võ sĩ ẩn danh nhờ vào đôi chân uyển chuyển như một con khỉ tinh khôn. Những cú liệng người qua lại cùng với đòn đá kim tiêu cước vào mạng sườn khiến 6 tên lính nằm liệt. Thương tích gây ra từ cú đá của võ sĩ trẻ này được giới võ thuật bình luận là đòn kim tiêu cước, một đòn thế của người đang ở tầm cao thủ.  
Am võ học
Võ sư Trần Thống, từ đẳng Taekwondo, người cùng quê với Trịnh Quang Bích nhận xét, “đó là một võ sư rất giỏi và có tấm lòng nhân hậu; khi thầy Bích vận nội công thì dao bén chém vào người cũng không hề hấn gì cả. Năm 1973, võ sư Trịnh Quang bắt đầu dạy võ thuật cho học trò. Việc dạy võ bị gián đoạn một thời gian”.
Khi Trịnh Quang Bích đưa vợ con về xã Bình Trung, ông lập am thờ mang tên Phước Sơn An, vì sư phụ của ông cũng là một cao tăng ở chùa Quang Sơn tỉnh Bình Định. Thanh niên ở địa phương thỉnh thoảng thấy bóng dáng ông thấp thoáng đi quyền cạnh chiếc am đang phất phơ hương khói thì tròn mắt khâm phục. Hoàn cảnh gia đình nghèo, nhưng Trịnh Quang Bích dạy học trò không lấy tiền.
Võ sư Nguyễn Xuân Vinh, đồ đệ của Trịnh Quang Bích nhớ lại. Năm 1994, anh liên tục nhảy xe từ thị xã Quảng Ngãi ra huyện Bình Sơn để mở dạy các câu lạc bộ võ Taekwondo.
Nghe tiếng võ sư Trịnh Quang Bích nên anh tìm đến thọ giáo để học thêm các tuyệt chiêu võ thuật. Thầy Bích hỏi anh vài câu để biết nguyện vọng, khả năng và nhu cầu học võ, sau đó nói “hôm sau con quay lại bái sư rồi thầy dạy”. Đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (năm 1995), võ sư Trịnh Quang Bích nhận lễ của học trò là một đĩa hoa quả, nén hương đốt trên bàn thờ, sau đó nhận dạy học trò đến năm 2005.
Võ sư Nguyễn Xuân Vinh (hiện là tứ đẳng Taekwondo) đôi khi hơi tò mò về một dấu xăm trên cánh tay của những học trò của sư phụ mình. Nhưng sau đó anh mới hiểu, đó là dấu hiệu để các võ sinh ra đường nếu chạm mặt nhau thì nhận ra là xuất thân cùng một thầy.
Bên cạnh đòn thế dạy cho học trò, sư phụ còn dạy một môn võ bí truyền. Học trò vào xin học môn võ này, thầy Bích đều gật đầu, sau đó thắp hương trên bàn thờ, đứng chiêm nghiệm thật lâu rồi quay ra lắc đầu và nói “sư tổ không đồng ý, con tìm thầy khác mà học”.
Sư phụ Trịnh Quang Bích là người xem tướng mạo giỏi. Sư tổ đôi khi chỉ là cách tiễn học trò, vì ông nhìn thấy người đó học võ sẽ gây họa. Trong một lần đang dạy cho võ sĩ Nguyễn Xuân Vinh vào buổi chiều tối thì có một chàng trai vào xin học môn võ bí truyền, đó là lần đầu hiếm hoi thầy Bích gật đầu.
Võ sư Trịnh Quang Bích thắp nén hương trên bàn thờ lạy xin tổ võ cho phép nhận đồ đệ mới. Sau đó ông quay ra gật đầu và ánh mắt hiện ra niềm vui. Nhưng để làm thủ tục để nhập môn võ bí truyền này cũng khá bí ẩn.
Ba que hương trên tay của Trịnh Quang Bích rà dọc bắp tay của đồ đệ mới, nhưng không gây ra cảm giác bỏng rát. Que hương này đã để lại một vết tròn nho nhỏ trên bắp tay phải để các đồ đệ sau này gặp nhau ngoài đời thì sẽ còn nhận ra.  
Cắt đất tặng đồ đệ
Rằm tháng Giêng năm 1996, võ sư Trịnh Quang Bích một lần nữa lại biến mất. Ngôi chùa nhỏ của ông hàng ngày nghi ngút khói, nhưng là nhờ người nhà đến thắp để sưởi ấm. Học trò của thầy đến đứng nhìn vào khoảng sân trống rồi lại quay trở về nhà chờ thầy.
Sau này, đệ tử của ông mới hiểu, năm nào thầy cũng trở lại ngôi chùa cũ trên núi để tu luyện võ thuật. Đến hết tháng giêng thì võ sư Trịnh Quang Bích lại trở về với chiếc am nhỏ trong khu vườn và tiếp tục truyền dạy võ. Những võ sĩ thân cận mới hiểu được ông đã tu luyện gì vào những ngày vắng mặt.
 
Võ sư Nguyễn Xuân Vinh còn giữ cây gậy của sư phụ làm kỷ niệm nghề võ.
Võ sĩ Nguyễn Xuân Vinh đã học được 82 tuyệt chiêu gậy của võ sư Trần Lập ở thị xã Quảng Ngãi; bái sư võ sư Lâm Võ thuộc phái Thiếu Lâm Nam phái ở phường Lê Hồng Phong để học đòn thế của võ sư gốc người Tàu; đến xã Nghĩa Điền xin thọ giáo và được võ sư Ngô Bông dạy bài Quan Đại Thánh thất quẩy môn, vì vậy anh nhanh chóng thọ giáo được các bài võ của thầy Bích.
Võ sư Trịnh Quang Bích dạy cho anh cách đánh đòn hy sinh khi lọt vào vòng vây của côn đồ hung hãn cố sát, đây cũng là đòn ông sử dụng đánh hạ 6 tên lính quân cảnh. Ông nói nhỏ “chiêu này thầy chưa dạy cho ai, con giữ để sau này dạy cho học trò nào hiền lành để giúp người hoạn nạn”.
Năm 2009, võ sư Trịnh Quang Bích qua đời. Đến lúc đó học trò mới nhận ra trên lưng ông có xăm hình ảnh 5 khuôn mặt. Hai đệ tử chân truyền môn võ bí ẩn của ông tên Hữu và Sơn thì 1 người đã ra nước ngoài. Võ sư Trịnh Quang Bích có tiếng tốt bụng đến mức từng định cắt một khoảnh đất bên nhà để cho đệ tử Nguyễn Xuân Vinh để hàng ngày ôn luyện võ thuật, nhưng anh Vinh lắc đầu cười và chỉ “xin thầy cho xin cây gậy đã luyện võ để làm kỷ niệm”.
Lê Văn Chương (Nông nghiệp Việt Nam/Kiến thức gia đình số 26)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.