Dương Chí Dũng: "Bị cáo không biết việc mua ụ nổi 83M"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị cáo Dương Chí Dũng nói rằng dù ở vai trò Chủ tịch HĐQT của Vinalines, bị cáo vẫn không biết việc mua ụ nổi 83M.

Cuối buổi sáng nay (12.12), HĐXX cũng đã bắt đầu xét hỏi đối với bị cáo Dương Chí Dũng, người được xác định là đóng vai trò chủ mưu trong vụ tham nhũng tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Bị cáo Dương Chí Dũng và các đồng phạm đứng trước vành móng ngựa.

Bị cáo Dương Chí Dũng và các đồng phạm đứng trước vành móng ngựa.

Theo lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa, Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được ông ta trình lên Chủ tịch HĐQT Vinalines từ khi đang đương nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của Vinalines.

“Việc triển khai dự án này xuất phát từ nhu cầu thực tế việc sửa chữa tàu biển và được HĐQT thông qua”, bị cáo Dũng nói.

Tháng 1/2007, Dương Chí Dũng lên nắm chức Chủ tịch HĐQT của Vinalines, thì tiếp tục triển khai Nghị quyết về xây dựng Dự án. Lúc này, ông Mai Văn Phúc với thẩm quyền là Tổng Giám đốc Vinalines có trách nhiệm điều hành công việc thành lập Ban quản lý Dự án và trình HĐQT.

Tại tòa, Dương Chí Dũng cũng cho rằng, để thành lập Dự án phải có nguồn vốn. HĐQT đã có chủ trương thành lập công ty cổ phần nhằm huy động nguồn vốn của các thành viên, và trong đó Vinalines sẽ góp 20%.

Dương Chí Dũng cũng cho biết, để có nguồn vốn từ Nhà nước để thành lập Dự án, phải xin Bộ GTVT (Bộ chủ quản) và Chính phủ. Theo Dương Chí Dũng, sau khi Vinalines có văn bản báo cáo thì Bộ GTVT đã đồng ý về mặt chủ trương. Bộ GTVT đã trình Chính phủ nhưng Chính phủ mới chỉ có văn bản về mặt nguyên tắc.

Bị cáo Dũng cho biết, khi có được “chủ trương” và “nguyên tắc” này, Dương Chí Dũng đã triệu tập HĐQT, lập Dự án. “Nhận thức của bị cáo lúc đó là đã được thành lập dự án, trong quá trình điều tra, bị cáo mới nhận ra mình đã sai”, bị cáo Dũng nói.

Nói về việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Dương Chí Dũng cho biết, Tổng Giám đốc tức là ông Mai Văn Phúc là người đề xuất mua. Vì thấy việc mua ụ nổi là cần thiết, nên ông Dũng chấp thuận.

Dương Chí Dũng khai rằng, không định hướng mua ụ nổi, không chỉ đạo ai mà căn cứ vào trình bày của Tổng giám đốc. Việc thành lập đoàn khảo sát sang Nga, Dương Chí Dũng khai có biết và HĐQT yêu cầu Tổng giám đốc thực hiện giám sát.

Khi đoàn bắt đầu đi Nga, Trần Hữu Chiều (51 tuổi, quê Hà Nam) – nguyên Phó Tổng giám đốc Vinalines có đến chào ông Dũng. Sau khi khảo sát về, Chiều lại đến gặp và thông báo ụ nổi bình thường, chỉ có vài điểm cần sửa chữa. “Nghe thấy thế, bị cáo đã họp HĐQT để xem xét”, ông Dũng nói.

Sau đó, ông Phúc đã có tờ trình về việc mua ụ nổi 83M với giá 9 triệu USD thông qua Công ty AP. Dương Chí Dũng cũng cho biết, thời điểm đó cũng đã hỏi việc tại sao không mua trực tiếp thì nhận được thông tin rằng, thủ tục phức tạp nên phải mua qua Công ty AP.

“Việc mua bán ụ nổi 83M, bị cáo không có chỉ đạo cụ thể. Tất cả là điều hành của Tổng giám đốc”, bị cáo Dũng nói.

Khi chủ tọa phiên tòa hỏi: Với vai trò là Chủ tịch HĐQT của Vinalines, việc mua ụ nổ đã quá hạn sao không hề hay biết?.

Bị cáo Dương Chí Dũng nói rằng: Bị cáo không bao giờ can thiệp vào công việc của anh em, trong đó có Tổng Giám đốc Mai Văn Phúc. Lý giải cho sự việc này, Dương Chí Dũng cho rằng, do quan hệ giữa hai người không tốt.

. Theo Việt Đức (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null