Đừng lãng phí nguồn lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi tồn tại nhiều ứng dụng, thì cần thống nhất, đồng bộ dữ liệu giữa các ứng dụng để sử dụng hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho người dân và hạn chế các bất cập.

Hôm qua, giữa lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn rất căng thẳng, nhiều người không khỏi lo lắng trước hình ảnh một số chốt kiểm soát ở TP.HCM tập trung quá đông người dân chờ khai báo di chuyển nội địa (di biến động dân cư) theo quy định mới của cơ quan chức năng.
Việc tập trung đông người ẩn chứa rủi ro lây nhiễm rất cao, dẫn đến tác dụng ngược của việc khai báo - vốn nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát dịch.

Từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến nay, nhiều cơ quan chức năng đã nỗ lực khai thác nguồn lực công nghệ nhằm góp phần kiểm soát dịch bệnh. Nhờ đó, nhiều ứng dụng đã ra đời như: Bluezone, NCovi... hay mới đây là khai báo di chuyển nội địa qua địa chỉ https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.

Tuy nhiên, khi tồn tại nhiều ứng dụng, thì cần thống nhất, đồng bộ dữ liệu giữa các ứng dụng để sử dụng hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho người dân và hạn chế các bất cập. Nếu không, cả người dân lẫn các cơ quan chức năng đều lúng túng vì nay dùng ứng dụng này, mai lại áp phần mềm kia.

Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang chuyển đổi số. Để quá trình này đạt hiệu quả, thì cần phải đảm bảo tính liên thông, đồng bộ dữ liệu. Có thế, chúng ta mới có được “xương sống” là hệ thống dữ liệu đồng bộ để các cơ quan chức năng cùng chia sẻ, sử dụng nhằm tránh lãng phí nguồn lực và gây bối rối khi triển khai. Chúng ta đã từng có những bài học từ việc tổ chức rồi thực hiện cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, đô thị thông minh...

Đối với việc áp dụng công nghệ để phòng chống Covid-19, thay vì lúc thì áp dụng Bluezone, Ncovi... rồi nay lại áp dụng “di biến động dân cư”, thì lẽ ra các cơ quan chức năng nên tập trung đồng bộ hóa và thống nhất dữ liệu. Qua đó, chúng ta có thể tiết kiệm nguồn lực, xây dựng thêm các bước tiến mới trong việc sử dụng công nghệ kiểm soát dịch bệnh. Cụ thể là bổ sung các tính năng thiết thực hơn. Đáng mừng là theo thông tin mới nhất thì các ứng dụng này sẽ được tích hợp và thống nhất về một đầu mối là Bộ Công an quản lý.

Điển hình, chúng ta có thể cập nhật dữ liệu từ cơ quan y tế cho ứng dụng khai báo y tế, di chuyển nhằm thông tin đâu là “vùng đỏ” có mức độ nhiễm bệnh cao, đâu là “vùng xanh” có mức độ nhiễm bệnh thấp... Qua đó, chính người dân cũng sẽ chọn lựa đi lại hợp lý hơn giúp phòng ngừa bệnh dịch lan rộng. Nhờ vậy, chúng ta còn dễ dàng kiểm soát được việc di chuyển bao gồm những người đến/đi từ khu vực nguy cơ cao hay thấp, cá nhân đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 chưa...

Đó là cách mà nhiều nước phát triển đang thực hiện nhằm từng bước chuyển sang thời kỳ “bình thường mới” hậu đại dịch Covid-19.

Theo NGÔ MINH TRÍ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.