Đừng để dân phải trả phí với cảm giác bị tận thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dân đóng thuế để làm đường, dân trả phí đường bộ. Giờ cao tốc làm bằng tiền thuế dân mà dự kiến cũng sẽ thu phí phương tiện như BOT thì không phải tận thu, không phải phí chồng phí thì là gì?

Ba đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam nhánh đông: Mai Sơn-QL45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây sẽ “tổ chức thu phí với mức từ 1.500 - 2.000 đồng/km” - khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông.

Có một chi tiết đáng chú ý: 40.000 tỉ tổng mức đầu tư của 3 đoạn tuyến này là tiền ngân sách nhà nước, chứ không phải đầu tư kiểu BOT.

Mở ngoặc, Bộ GTVT cũng đã yêu cầu Viện Chiến lược và phát triển GTVT làm đề án thu phí các tuyến cao tốc do ngân sách đầu tư. Theo tiết lộ của ông Viện trưởng: Dự kiến cuối năm nay, đề án sẽ trình với “tất cả các dự án cao tốc do ngân sách đầu tư trước đây và hiện nay, gồm cả vốn ngân sách, nguồn vay ODA như cao tốc TPHCM - Trung Lương, cao tốc La Sơn - Tuý Loan, các dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, hay đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài...

Còn nhớ Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cũng đã tuyên bố 6 chữ “thu phí cao tốc cả đời”- gây choáng dư luận.

Cái lý của ông Huyện, là đường làm bằng nguồn vốn nào cũng phải thu. Kể cả các tuyến cao tốc đầu tư bằng hình thức BOT, sau khi hết hạn thu phí hoàn vốn thì Nhà nước sẽ quay ra bảo trì bằng tiền ngân sách bằng nguồn vốn khác, khi đó vẫn sẽ tiếp tục thu phí.

Những động thái từ Bộ GTVT, từ việc thu phí trên cả các đoạn tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư dù cũ dù mới, thu cả trên cao tốc BOT sau khi hết hạn hoàn vốn… chỉ đang cho thấy bộ đang muốn mở ra một “bước ngoặt” là sẽ thu tất, thu hết.

Một “bước ngoặt” không chỉ tạo một gánh nặng với người dân, với doanh nghiệp, với nền kinh tế mà thậm chí tạo một bất công khi phí sẽ chồng lên phí, phí sẽ chồng lên thuế.

Chúng ta có thể đang thiếu tiền để đầu tư cho hạ tầng giao thông khi nguồn vốn trong nước hạn chế, nhưng không thể vì thiếu tiền mà thu tuyến đường này để hoàn vốn cho tuyến đường khác. Nhưng không thể vì cần tiền mà tận thu để phí chồng lên phí.

Bởi, còn quan trọng hơn cao tốc, hơn tiền, là sự công bằng.

Ngân sách nào cũng là từ tiền dân. Đồng vay nào cũng là do dân trả.

Xin hãy nghĩ đến điều đó trước bất cứ chính sách nào nhằm vào túi dân.

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-de-dan-phai-tra-phi-voi-cam-giac-bi-tan-thu-841382.ldo
 

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.