Đức hỗ trợ thiết bị lọc nước cho các trường học miền núi Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các thiết bị lọc nước tinh khiết là món quà quý giá với nhiều khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng bị thiên tai, hạn hán, bão lụt và các vùng chưa có nước sạch ở Việt Nam.
Các em học sinh tại một lớp học vùng cao. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN)

Các em học sinh tại một lớp học vùng cao. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN)

Để hỗ trợ 30 trường học tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa ở Việt Nam, Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Cộng hòa Liên bang Đức (WUS) với sự hỗ trợ của bang Sachsen-Anhalt (Đức) đã cung cấp tổng cộng 30 thiết bị lọc nước tinh khiết nhãn hiệu "PAUL" để các trường học còn nhiều khó khăn có thể tiếp cận và sử dụng lâu dài với nguồn nước sinh hoạt và nước uống sạch.

Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Berlin, trong số 30 thiết bị nêu trên, bang Sachsen-Anhalt tài trợ 17 thiết bị và tổ chức WUS ủng hộ 13 thiết bị.

Toàn bộ số thiết bị này đã được Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí từ Frankfurt/Main về Hà Nội để bàn giao cho cơ quan chức năng giúp đưa tới 30 trường học ở các tỉnh miền núi có tổng số học sinh khoảng 12.000 em.

Hệ thống lọc nước PAUL (Portable Aqua Unit for Live Saving) là thiết bị lọc nước công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, không dùng hoá chất, không dùng điện nhờ sử dụng bộ màng lọc đa tầng công nghệ nano hiện đại, có thể sử dụng liên tục nhiều năm không cần thay thế. Người phát minh ra PAUL là Giáo sư, Tiến sỹ Franz-Bernd Frechen thuộc Đại học Kassel (bang Hessen).

Cho tới nay, WUS đã cung cấp tổng cộng 301 máy lọc nước PAUL cho Việt Nam trong những năm gần đây, trong đó 91 thiết bị được bang Sachsen-Anhalt tài trợ. Nghĩa cử này đã giúp trên 120.000 học sinh, giáo viên có được nguồn cung cấp nước uống sạch mỗi ngày.

Theo Tiến sỹ Kambiz Ghawami, Chủ tịch WUS, nước uống sạch là rất cần thiết, đặc biệt là đối với các trường học ở vùng núi và vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng về dạ dày, tiêu chảy, thương hàn và dịch tả.

Tiến sỹ Ghawami cho biết Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc và việc cung cấp nguồn nước uống sạch là một trong những mục tiêu này.

Các em học sinh tại một lớp học vùng cao. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN)

Các em học sinh tại một lớp học vùng cao. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN)

Nhân dịp này, Tiến sỹ Ghawami cũng gửi lời cảm ơn tới hãng hàng không Vietnam Airlines đã luôn đồng hành, hỗ trợ cho các hoạt động nhân đạo vì cộng đồng ở Việt Nam.

Sự hỗ trợ liên tục và thiết thực của WUS cũng như các chính quyền trung ương, địa phương của Đức những năm qua góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức.

Các thiết bị lọc nước tinh khiết nêu trên là món quà quý giá đối với nhiều khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng bị thiên tai, hạn hán, bão lụt và các vùng chưa có nước sạch ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.