Đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn: Quá nhiều việc cần giải quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Dự thảo Đề án phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2020: Du lịch Việt Nam sẽ thu hút 15 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân 14%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; Phục vụ 75 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng trưởng bình quân 6%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Đóng góp 10% GDP…

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi bao giờ du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì dường như vẫn chưa có lời giải.

 

Những điểm yếu

Thực tế đã cho thấy, từ bấy lâu nay ngành du lịch Việt Nam yếu kém về mọi mặt, từ xúc tiến quảng bá đến công tác quản lý, nguồn nhân lực, định hướng phát triển…

Thị trường khách du lịch quốc tế thiếu thông tin về du lịch Việt Nam. Trong khi Việt Nam chỉ đầu tư khoảng 2 triệu USD/năm cho công tác xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch quốc gia, thì con số này ở các nước là từ 80 đến 100 triệu USD/năm.

Thiếu điểm du lịch nổi trội, khác biệt để cạnh tranh với các nước trong khu vực, phát triển du lịch còn mang tính tự phát, chưa thực sự dựa trên nhu cầu thị trường.

Kinh doanh lữ hành bất hợp pháp diễn ra ở nhiều nơi, tình trạng lừa đảo, đeo bám, ép khách, mất cắp hành lý, ăn xin, không đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh thực phẩm vẫn còn phổ biến… là một trong những lý do, khiến khách du lịch đến Việt Nam “một đi, không trở lại”.

Sa Pa (Lào Cai) là một trong những điểm du lịch quan trọng của du lịch miền Bắc và được các du khách khắp nơi trên thế giới chú ý. Thế nhưng, không ít du khách cảm thấy không hài lòng khi đặt chân đến đây bởi hiện tượng chèo kéo khách du lịch mua hàng vẫn tiếp tục diễn ra.

Mặc dù huyện Sa Pa đã có nhiều cố gắng để hạn chế tình trạng này nhưng xem ra, công việc này cần được làm thường xuyên, liên tục và hiệu quả hơn nữa.

Nhìn về một khía cạnh khác, du lịch Việt Nam vẫn còn đang lãng phí trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch biển. Quy hoạch của nhiều bãi biển đẹp ở Việt Nam đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh.

Ngành du lịch tàu biển ở Việt Nam chưa thu hút du khách vì hiện tại Việt Nam vẫn chưa có cảng hành khách tàu biển chuyên biệt. Các tàu biển du lịch đang phải cập cảng chung với cảng hàng hoá, nên chất lượng dịch vụ cũng như điều kiện kỹ thuật tại các cảng này chưa đảm bảo chất lượng cao cho khách du lịch.

 

Để tiềm năng, thứ hạng của du lịch Việt Nam, tương xứng với hiệu quả kinh doanh mà ngành này mang lại, thì mục tiêu hướng tới của cả cộng đồng là xây dựng hình ảnh “mỗi người dân là một đại sứ du lịch”.

Chỉ bằng cách đó - cách không ngừng tăng cường chất lượng du lịch thì kinh doanh dịch vụ du lịch mới sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, cũng như của từng địa phương có lợi thế về du lịch.

Bài toán khó giữ chân du khách

Theo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì du lịch sẽ là “ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong khi mỗi năm có vài triệu lượt người Việt đi du lịch các nước ASEAN thì chỉ có khoảng hơn 1 triệu lượt khách trong khối này chọn Việt Nam làm điểm đến.

Vậy có thể nói, với cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng dịch vụ còn thấp và thiếu chuyên nghiệp như hiện nay thì phát triển du lịch sẽ rất khó. Chúng ta đã và vẫn đang phải đối diện với bài toán về du lịch Việt Nam “nhiều tiềm năng” nhưng phát triển không xứng tầm.

Theo một số chuyên gia, có níu chân du khách hay không nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất để níu chân du khách.

Mới đây, trong cuộc họp báo cáo về tình hình du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016, đại diện Tổng cục Du lịch khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của ngành này trong năm nay là cần nhanh chóng “lấy lại những gì đã mất”.

Sau hơn 1 năm sụt giảm liên tiếp, đến nay, ngành này đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Đó là tín hiệu đáng mừng đối với toàn bộ ngành du lịch trong năm 2016 nhưng cũng là “sức ép”để ngành này vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn trong vài thập niên tới.

Với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH, ngành du lịch cần phải khắc phục được các mặt hạn chế. Về quản lý Nhà nước, Chính phủ và ngành du lịch đã có nhiều văn bản, chỉ thị, yêu cầu một số địa phương, phải chấn chỉnh hoạt động du lịch.

Về phía các địa phương cũng đã có nhiều động thái tích cực để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch. Nhưng, công việc này, không thể tiến hành “một sớm một chiều”, càng không thể manh mún, cục bộ, mà hơn hết, là cần sự tận tâm, chuyên nghiệp từ những việc nhỏ nhất.

Bởi nếu không chú trọng tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ du khách thì việc khách “một đi không trở lại” là điều khó tránh khỏi.

Theo giaoducthoidai

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.